Giới thiệu
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh, sạch, không thuốc trừ sâu là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng.
Hiện tại ở một số vùng, lượng xịt thuốc hàng ngày rất nhiều mặc dù hạn chế được sâu hại. Cây trồng phát triển tốt tuy nhiên cho ra một sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều. Chưa kể đến việc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh.
lưới chắn côn trùng là một trong những sản phẩm phụ trợ quan trọng cho nông nghiệp
Và dường như không cam tâm nhìn môi trường xung quanh bị “phai tàn”. Người nông dân cần cù đã dày công nghiên cứu ra những sản phẩm phụ trợ để chống côn trùng. Giảm lượng xịt thuốc trừ sâu và đó là một trong những lý do có sự ra đời của sản phẩm phụ trợ nông nghiệp LƯỚI CHỐNG CÔN TRÙNG.
Lưới chắn côn trùng
LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG TRỒNG RAU SẠCH thường được sử dụng cho các mô hình nhà lưới trồng rau, hoa màu hoặc các mô hình trồng hoa cúc,ly…. Để hạn chế sự xâm hại của côn trùng đến hoa quả, cây trái. Tùy từng đặc thù của loại cây trồng mà người nông dân sử dụng những sản phẩm LƯỚI khác nhau, chủ yếu là dựa vào độ thưa hoặc dày của sản phẩm. Đối với cây ăn trái như mận thường bị xâm hại bởi ruồi vàng thì thường dùng loại Lưới chống côn trùng thưa. Thường là khoảng 50 ô đến 60 ô lưới trên 1 centimet vuông, và được bao trùm toàn bộ vườn.
LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG thường được sử dụng cho các mô hình nhà lưới trồng rau, hoa màu
Đối với các loại hoa như hoa cúc được trồng nhiều trên vùng Đà Lạt, người nông dân chỉ dùng LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG để chắn bên dưới của nhà lưới. Bên trên thì dùng bạt phủ ni lông để hạn chế nước mưa gây ngập úng hoa cúc. Đối với loại hoa này, người dân thường dùng loại LƯỚI dày hơn , thường khoảng 80 ô trên 1 centimet vuông…
Ngoài ra, trong lĩnh vực chăn nuôi- LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG cũng được sử dụng rất nhiều. Lưới dùng để may mùng heo, mùng bò ngăn ruồi, muỗi và chắn côn trùng…. Được sử dụng nhiều ở khu vực Miền tây và dọc các vùng biên giới.
Các sản phẩm LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG thường được phủ chất chống tia cực tím (UV) để hạn chế tối đa sự tác động của ánh nắng mặt trời. Tăng tuổi thọ của lưới và không ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG thường không phủ chất chống tia cực tím (UV) để tiết kiệm chi phí. Vì diện tích trùm lưới ít hơn rất nhiều so với lĩnh vực trồng trọt . Những sản phẩm LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG được phủ chất chống tía cực tím( UV) thường có thời gian sử dụng từ 4 năm – 5 năm. Sản phẩm không chứa chất UV thường dùng từ 1 năm- 2 năm tùy đặc điểm thời tiết và khí hậu của các vùng.
Các sản phẩm LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG thường được phủ chất chống tia cực tím (UV) để hạn chế tối đa sự tác động của ánh nắng
Xem thêm:: Lưới UV
TẠM BIỆT CÔN TRÙNG
Cách đây 2 năm, tại một vùng đất phù sa màu mỡ của vùng Đồng bằng song Cửu Long. Nhiều vườn mận, cam đua nhau kết trái, đem lại nguồn thu ổn định cho người nông dân. Nhưng chỉ sau một thời gian, với sự phát triển của dịch hại ruồi vàng, người nông dân phải đối mặt với bài toán chi phí thuốc trừ sâu tăng lên đáng kể, lợi nhuận có được bao nhiêu là đầu tư hết vào “ thuốc và thuốc”. Dần dần cảm thấy làm không có lợi, người nông dân bỏ nghề, diện tích cây ăn trái giảm đáng kể. Tuy nhiên với tinh thần không bỏ cuộc, người nông dân đã tạo ra sản phẩm LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG giảm đến 80% lượng thuốc xịt, giảm sự xâm hại đáng kế của ruồi vàng cho ra một loại trái cây sạch, tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người dân vì giảm chi phí thuốc trừ sâu.
Lưới chắn côn trùng được trùm vườn mận
Từ xa xưa, ông cha ta không bỏ cuộc trước mọi khó khăn dù là trong chiến đấu hay sản xuất. Tưởng chừng những vườn cây trái xanh mơn mởn sẽ mất vì người dân không có vốn sản xuất. Nhưng không, với trí thông minh và sự sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Những sản phẩm phụ trợ thân thiện môi trường lần lượt được ra đời giảm đáng kể sự xâm hại của côn trùng, giảm chi phí thuốc xịt, mang lại hiệu quả mùa vụ cực cao. Và khi đó chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm để nói “ Tạm Biệt Côn Trùng”.
[:]