Rau sạch được canh tác trong nhà kính không còn quá xa lạ trong thời đại hiện nay, khi mà thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những đô thị lớn ngày được báo động thì việc tìm đến những nguồn thực phẩm sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng là điều tất yếu.
Chúng ta thường nghe rất nhiều những cụm từ như Táo sạch trong nhà Lưới, Mắc màn cho Cam hay Trùm lưới cho Mận…, các bài viết trước đây của Lợi Dân cũng đã đề cập nhiều đến việc này, kể cả Kênh Lợi Dân TV cũng đã làm những video tương tự. Vậy Rau sạch trồng trong Nhà kính như thế nào? Giá thành lắp đặt bao nhiêu và hiệu quả nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bởi bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nhà kính là gì?
Nhà kính là một trong những công trình canh tác nông nghiệp hiện đại, cùng với nhà lưới, nhà kính đang trở thành một trong những xu thế lớn trong nông nghiệp. Theo định nghĩa chung Nhà kính là một cấu trúc được xây dựng để tạo ra một môi trường trồng trọt nhân tạo, giúp kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, và sự xâm nhập của sâu bệnh.
Nhà kính là 1 mô hình phát triển theo hướng Nông nghiệp công nghệ cao, nó hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng rau trong nhà Lưới, giúp cho người trồng kiểm soát chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của Rau như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…cũng như những tác động của môi trường lên Rau.
Cấu tạo cơ bản của nhà kính:
Khung nhà kính: Được làm từ các vật liệu như sắt, thép tạo thành khung đỡ cho mái và tường nhà kính.
Mái và tường nhà kính: Thường được làm màng PE (thường được gọi là màng nhà kính) cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào bên trong.
Hệ thống thông gió: Giúp điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà kính, thường được thiết kế với cửa sổ, quạt thông gió, hoặc hệ thống thông gió tự động.
Hệ thống tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây trồng, có thể là hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, phun sương…
Hệ thống chiếu sáng: Cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây trồng khi ánh sáng mặt trời không đủ.
Lợi ích của việc trồng rau trong nhà kính:
Tăng năng suất và chất lượng rau: Nhà kính giúp kiểm soát được môi trường trồng trọt, tạo điều kiện tối ưu cho rau phát triển, cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn.
Kiểm soát môi trường trồng trọt, hạn chế sâu bệnh: Nông dân có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà kính, giảm thiểu sự xâm nhập của sâu bệnh, giúp bảo vệ cây trồng.
Thu hoạch rau quanh năm, bất kể thời tiết: Nhà kính giúp nông dân thu hoạch rau quanh năm, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Rau sạch, an toàn cho sức khỏe: Do được kiểm soát chặt chẽ môi trường trồng trọt, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, rau trồng trong nhà kính thường an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nhược điểm của nhà kính
- Chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành cao.
- Sử dụng nhà kính cần am hiểu những kiến thức và kỹ năng chuyên môn và một số công nghệ được sử dụng trong nhà kính cũng được vận hành bởi người có sự am hiểu nhất định về cảm biến, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho cây trồng.
- Phụ thuộc khá nhiều vào năng lượng, cụ thể là điện để vận hành.
- Nhà kính là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh dịch, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây thiệt hại lớn cho vụ mùa.
Nhà kính được làm bằng những vật liệu gì?
1. Màng nhà kính
Đây là vật dụng thường được sử dụng nhà kính nhất ở nước ta hiện nay, màng nhà kính này được cung cấp khá nhiều trên thị trường, bao gồm cả việc sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Tùy theo nhu cầu, kết cấu của công trình mà chúng ta sử dụng màng nhà kính với qui cách phù hợp, hiện nay thông dụng màng nhà kính có những qui cách sau:
+ Màng nhà kính 150 micron với các khổ: 2m x 100m – 2m2 x 100m – 3m2 x 100m – 4m2 x 100m – 5m x 100m – 6m x 100m – 7m x 100m – 8m x 100m.
+ Màng nhà kính 200 micron với các khổ: 2m x 100m – 2m2 x 100m – 3m2 x 100m – 4m2 x 100m – 5m x 100m – 6m x 100m – 7m x 100m – 8m x 100m.
Ngoài ra, một số công trình còn sử dụng các vật dụng khác để thay thế màng nhà kính như Kính, Tấm nhựa (Nhựa Polycarbonate, Sợi thủy tinh, tấm nhựa 2 tầng), Plastic Film. Tuy nhiên các vật dụng này cũng có những ưu và nhược điểm riêng nhưng tính phù hợp của nó để xây dựng nhà kính cho rau còn khá nhiều hạn chế nên chúng không được ưa chuộng.
2. Trụ nhà kính
Thường dùng bằng các trụ hình tròn chất liệu là thép mạ kẽm với độ dày không nhất định, nó phụ thuộc vào qui mô của nhà kính nhằm đảm bảo đủ sức chịu lực duy trì nhà kính an toàn và tối ưu chi phí.
3. Khung nhà Kính
Tùy theo dạng nhà kính khác nhau mà chúng sẽ có hình dạng khác nhau (các dạng nhà Kính sẽ chia sẻ bên dưới), sử dụng vật liệu thép mạ kẽm nhằm đảm bảo độ chắn chắc cho toàn bộ nhà kính.
4. Trụ móng
Sử dụng bê tông để đúc thành các trụ ôm cột với chiều cao của trụ từ 20cm – 30cm nhô lên khỏi mặt đất nhằm đảm bảo độ vững cho toàn bộ nhà kính.
5. Hông nhà kính
Sử dụng Lưới chắn côn trùng UV để che phủ hết toàn bộ bên hông nhà kính, dùng nẹp Ziczac để liên kết chúng với nhau tạo thành 1 mảng thống nhất và chắc chắn.
Các dạng nhà kính phổ biến hiện nay
1. Nhà kính mái hở cố định 1 bên
Mô hình Nhà kính Mái vòm lệch hở cố định 1 bên là mô hình có mái nhô lên theo dạng cung tròn lệch, giữa phần lệch của 2 cung tròn là cửa thông gió, điều này giúp giảm diện tích bị nung nóng trong nhà kính và làm phân tầng không khí trong nhà kính, nhờ vào đó làm tăng được hiệu quả làm mát vào mùa hè, kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.
2. Nhà kính mái hở cố định 2 bên
Mô hình Nhà kính Mái vòm lệch hở cố định 2 bên cũng giống như cấu trúc mái hở cố định một bên, chỉ khác ở chỗ loại này có cửa thông gió đôi.
Mái nhà kính nhô lên theo dạng vòng cung, trên đỉnh mái nhà kính có 2 cửa thông gió cố định, chính vì điều này giúp giảm lượng nhiệt nóng lên và làm phân tầng không khí trong nhà kính, nhờ vào đó tăng được hiệu quả làm mát không khí bên trong vào mùa hè, đồng thời kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.
3. Nhà kính đóng mở kiểu cánh bướm
Nhà kính mái mở kiểu cánh bướm là một kiểu dáng không được ưu chuộng nhiều hiện nay bởi độ khó của nó, mô hình này được thiết kế giành cho các doanh nghiệp canh tác đòi hỏi việc mang tính chuyên môn hóa cao hơn. Các thiết bị nhà kính cho mô hình này thường được lựa chọn là những thiết bị có công nghệ hiện đại nhất có thể được gắn kết, ứng dụng trong mô hình này.
Về cấu trúc thì nhà kính mở nách kiểu cánh bướm này, cơ bản nó cũng giống như kiểu nhà kính mái hở cố định 1 bên hay là 2 bên, duy nhất mô hình này có điểm khác biệt ở chỗ là nhà kính dùng công nghệ mái nhà kính đóng mở được mà không bị mất đi sự linh hoạt của một mô hình nhà kính thực thụ.
4. Nhà Lưới hình vòm ( thấp & cao)
Mô hình này cũng giống như các mô hình nhà kính khác được giới thiệu ở trên, nhà kính mái vòm này có không gian rộng bên trong rộng hơn để lắp thêm các khung giàn bên trong giúp rất nhiều trong việc gia cố độ chắc của nhà kính và đồng thời thiết kế thêm hệ thống lưới lan che nắng; thiết bị tưới nông nghiệp hay các thiết bị điều khiển tự động khác. Bên cạnh đó, cấu trúc nhà kính này này cũng được thiết kế để loại trừ sự ngưng tụ hơi nước trên mái.
Cách trồng rau trong nhà kính
Các loại rau trong nhà kính thông thường là các loại rau có giá trị kinh tế cao, nhu cầu nhiều
Rau lá xanh:
Các loại rau lá xanh thường được trồng trong nhà kính: Xà lách, cải xanh, Rau Bina (cải bó xôi) cải xoăn…
- Xà lách
Kỹ thuật trồng xà lách thành công đòi hỏi sự kết hợp giữa việc chọn giống phù hợp, xử lý đất kỹ lưỡng, gieo trồng đúng cách và chăm sóc chu đáo.
Bước 1: Chuẩn bị đất: Cày xới, dọn sạch, bón vôi cải tạo độ pH đất (5.5 – 6.6), phơi ải 1 – 2 tuần, xử lý thuốc diệt nấm, diệt sâu bệnh và bón phân lót.
Bước 2: Lên luống, gieo trồng: Lên luống rộng 1,0 – 1.1m, rãnh 30cm, cao luống 10 – 15cm, phủ bạt nilong để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh và bẩn. Gieo hạt vào khay xốp, sau 15-20 ngày tuổi, cấy cây con ra luống với mật độ 20.000 – 22.000 cây/1000m2.
Bước 3: Bón phân, chăm sóc: Bón vôi, phân chuồng, Nitrophotka, hữu cơ vi sinh theo liều lượng phù hợp, bón lót và bón thúc định kỳ. Tưới nước đều đặn, tưới giọt nhỏ để hạn chế tổn thương rau, chú ý thoát nước khi mưa nhiều. Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp canh tác, sinh học và hóa học.
Bước 4: Thu hoạch: Ngưng phun thuốc và phân trước khi thu hoạch 10-15 ngày. Thu hoạch vào sáng sớm, không tưới nước, dùng dụng cụ sạch, đóng gói nhẹ nhàng để tránh dập nát.
- Cải xoăn
Chọn giống: Lựa chọn giống phù hợp với thời tiết, thị trường, ví dụ: cải xanh đuôi phụng, cải xanh mỡ cao sản, cải xanh tàu, cải xanh hồng kông,…
Kỹ thuật canh tác:
Thời vụ: Trồng quanh năm, thích hợp nhất vào tháng 5-8 và 10-1.
Chuẩn bị đất: Cày xới, phơi ải, bón lót phân hữu cơ, phân NPK và vôi. Lên liếp nổi (mùa mưa) hoặc liếp chìm (mùa nắng).
Cách trồng: Gieo hạt (0,5-1,5kg/ha), khoảng cách 15x15cm, rãi tro trấu, đậy rơm giữ ẩm.
Chăm sóc: Tưới nước đều đặn, làm cỏ, bón phân lót và bón thúc định kỳ.
Lưu ý mùa mưa: Chọn giống chịu bệnh, lên liếp cao, gieo thưa, che chắn mưa, hạn chế tưới đẫm nước, bón ít phân đạm.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu tơ: Vệ sinh đồng ruộng, tỉa lá già, bẫy đèn, làm hàng rào lưới, phun thuốc trừ sâu phù hợp.
Sâu khoang: Phơi ải, vệ sinh ruống, làm bả chua ngọt, phun thuốc trừ sâu.
Sâu ăn đọt cải: Phơi ải, phun thuốc trừ sâu.
Bọ nhảy sọc cong: Vệ sinh, xử lý đất, trồng theo hàng, phun thuốc trừ sâu.
Bệnh thối nhũn: Luống cao ráo, vệ sinh, loại bỏ cây bệnh, phun thuốc trừ bệnh.
Thu hoạch: Thu hoạch khi cây đủ lớn, không bị sâu bệnh, dùng dụng cụ sạch, nhẹ tay để tránh dập nát.
Các loại quả:
Các loại rau: Cà chua, dưa chuột, bí ngô, ớt chuông…
Kỹ thuật trồng:
Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt, bổ sung phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.
Gieo hạt: Gieo hạt vào bầu đất hoặc khay gieo hạt, sau đó cấy cây con vào luống trồng.
Hỗ trợ cây leo: Đối với các loại rau leo như dưa chuột, bí ngô, cần dựng giàn leo để cây phát triển tốt.
Chăm sóc:
Tưới nước: Tưới nước đều đặn, giữ ẩm cho đất, tránh úng nước.
Bón phân: Bón phân định kỳ, lưu ý bón phân phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Tỉa cành, tạo tán: Cắt bỏ cành già, cành bệnh, tạo tán cho cây phát triển tốt, tăng năng suất.
Các loại bệnh thường gặp: Bệnh chết nhanh, bệnh héo rũ, bệnh đốm lá.
Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học, kiểm soát độ ẩm, tăng cường thông gió, vệ sinh luống trồng.
Các loại củ:
Các loại rau: Cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào…
Kỹ thuật trồng:
Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt, bổ sung phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.
Gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp vào luống trồng hoặc gieo hạt vào bầu đất, sau đó cấy vào luống trồng.
Chăm sóc:
Tưới nước: Tưới nước đều đặn, giữ ẩm cho đất, tránh úng nước.
Bón phân: Bón phân định kỳ, lưu ý bón phân phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Cắt tỉa: Cắt bỏ lá già, lá sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Các loại bệnh thường gặp: Bệnh thối rễ, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ.
Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học, kiểm soát độ ẩm, tăng cường thông gió, vệ sinh luống trồng.
Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:
Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:
- Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
- Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
- Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
- Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
- Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
- Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
- Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
- Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)
Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân