Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,  nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh, sạch, không thuốc trừ sâu là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng.

Hiện tại, dùng thuốc trừ sâu là thói quen chống côn trùng của rất nhiều bà con nông dân. Điều này dẫn đến việc dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản vẫn còn rất nhiều sau thời gian thu hoạch. Và trực tiếp đưa đến người tiêu dùng.

Và dường như không cam tâm nhìn môi trường xung quanh bị “phai tàn”. Người nông dân cần cù đã dày công nghiên cứu ra những phương pháp, sản phẩm phụ trợ để hạn chế sự xâm hại côn trùng, giảm lượng xịt thuốc trừ sâu. Nay xin được chia sẻ một số phương pháp chống côn trùng An toàn – Hiệu quả trong nông nghiệp.

Phát quang bụi rậm:

Côn trùng thường chọn nơi ẩm thấp và rậm rạp làm nơi sinh sản và sinh trưởng. Phát quang bụi rậm là biện pháp làm giảm hoặc phá bỏ các bụi cây cỏ rậm rạp nhằm hạn chế không gian sinh sống của côn trùng. Đây là biện pháp chống côn trùng đơn giản, rẻ tiền nhưng nhiều khi mang lại hiệu quả cao.

Lưới chống côn trùng:

Lưới chống côn trùng hay còn gọi là lưới chắn côn trùng. Là sản phẩm được nhiều nhà vườn chuyên canh rau sạch tại Lâm Đồng, Long an, Đồng Nai…sử dụng để chống côn trùng xâm hại. Lưới chống côn trùng thường được làm từ nhựa nguyên sinh hoặc có pha thêm chất chống tia cực tìm (lưới UV).

Lưới chống côn trùng

Lưới UV

Chống côn trùng bằng lưới được cho là cực kỳ hiệu quả trong canh tác nông nghiệp. Lưới chống côn trùng nhẹ, dễ thi công trên diện tích rộng. Ngoài công dụng chống côn trùng, trồng rau trong nhà lưới còn có thể thâm canh, tăng vụ (1 năm từ 5-10 vụ). Giảm thiểu thiệt hại do tác động của môi trường bên ngoài đến cây trồng bên trong nhà lưới.

Trồng rau trong nhà lưới chống côn trùng

Xem thêm: Lưới chống côn trùng UV

Trong trồng trot cây ăn trái, lưới chống côn trùng cũng có rất nhiều ưu điểm. Điển hình là rất nhiều vườn mận An phước ở cồn Tân Lộc, Lai Vung – Đồng Tháp đã được phủ lưới chắn côn trùng để chống dịch ruồi vàng. Đạt  năng suất cao và gia tăng chất lượng sản phẩm.

Lưới chống côn trùng phủ vườn mận ở Lai Vung – Đồng Tháp

Xem thêm: Phủ lưới cho vườn mận

Keo bẫy côn trùng:

Ở một số vùng chuyên canh các loại cây ăn trái có địa hình đặc thù. Không dùng được nhà lưới để chống côn trùng thì sử dụng keo bẫy lại là phương pháp cực kỳ hiệu quả.

Keo bẫy côn trùng ở vườn Na tại Tây Ninh

Giấy bẫy dính côn trùng dùng để ngăn chặn sâu bọ côn trùng và giảm côn trùng gây hại. Ngoài ra còn theo dõi được xu hướng dịch hại của côn trùng thông qua các kiểu đặt giấy bẫy khác nhau. Giấy dính có thể treo lên hoặc đặt theo chiều ngang để thu hút những côn trùng như sâu ăn lá, bọ, rệp có cánh…

Hoặc cũng có thể  dùng kết hợp cả phương pháp trùm lưới và keo bẫy để diệt côn trùng một cách triệt để hơn.

Dùng keo bẫy côn trùng trong nhà lưới

Xem thêm: Keo bẫy côn trùng Lợi Lợi Dân

Chống côn trùng bằng sản phẩm hữu cơ:

Sâu bọ chủ yếu phát sinh từ ấu trùng (trứng) còn sót lại sau quá trình làm đất hoặc do côn trùng những khu vực khác mang đến. Diệt sâu bọ cho rau củ thì cũng có khá nhiều cách, dưới đây xin chia sẻ vài cách dễ làm và phổ biến nhất:

Rau quế

Rau quế có tác dụng diệt trừ sâu rệp, côn trùng làm ức chế việc đẻ trứng của sâu bọ. Sử dụng lá, cọng hoặc nguyên cây để chế tạo thuốc.

 

Rau quế

Cách làm:

  • Lấy lá quế, nghiền nát
  • Sau đó ngâm vào trong nước (khoảng 2-3 lít nước đối với 50 g lá) và để qua đêm.
  • Lọc lấy nước, đổ thêm xà phòng (8- 12 ml xà phòng đối với liều lượng dung dịch trên) khuấy đều.

Cách sử dụng:

  • Khi sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu này, ta phun lên các phần cây bị nhiễm bệnh vào sáng sớm, để tăng hiệu quả của thuốc.

Dung dịch hành, tỏi, ớt

Trong ớt, tỏi, gừng chứa chất cay và hàm lượng acid lớn. Tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại trên các loại rau ăn lá.

 

Hỗn hợp Hành – Tỏi – Ớt

Cách làm: 

  • Để làm dung dịch này người ta xắt nhỏ hành, tỏi và trộn ớt bột theo tỉ lệ 1:1:1.
  • Hòa hỗn hợp với nước (khoảng 1 lít nước cho một muỗng ớt, tỏi, hành)/
  • Ngâm trong vòng một giờ.
  • Sau đó lọc lấy nước, hòa thêm một muỗng xà phòng và khuấy đều.

Cách sử dụng

  • Với dung dịch thuốc này, ta phun đều lên cây, trường hợp không có bình phun thì dùng chổi rơm mềm quét hỗn hợp lên phần cây bị bệnh.

Hỗn hợp ớt, tỏi, gừng và rượu

 

Gừng – Tỏi – Ớt cũng là hỗn hợp có thể chống côn trùng


Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn những loại ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt. Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng.
  • Ngâm 3 kg hỗn hợp trên với 3 lít rượu và đặt trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, nên để thùng ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của hỗn hợp ngấm đều với rượu rồi mới đem ra sử dụng.

Cách sử dụng

  • Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay hỗn hợp bao gồm thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300 ml dung dịch hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.

Trả lời