Nội Dung Bài Viết
Giới thiệu đặc sản táo xanh Ninh Thuận
Ninh Thuận, Vùng đất đầy nắng và gió thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, Với đặc thù khí hậu khô nóng, và đặc điểm thổ nhưỡng là đất cát, Đất phát triển trên vỏ phong hoá các đá trong điều kiện khô nóng thường chứa nhiều thành phần vụn thô. Thành phần cát (> 0,0005 mm) chiếm 50-60%, bột (0,005-0,002 mm) thường chiếm 15-20% và sét (<0,002 mm) thường chiếm từ 25 đến 35%. Đặc điểm thành phần độ hạt của lớp đất trên vỏ phong hoá các đá khác nhau.
Đất vùng khô nóng Ninh Thuận có thể xếp vào nhóm đất Aridisols gồm các kiểu đất Ustisols, Xerosols và Yermosols theo phân loại của FAO, 1975. Tuy nghèo vật chất hữu cơ, nhưng đất chứa nhiều khoáng vật có khả năng trao đổi cation cao như keo sắt, hyđromica, monmorilonit, các muối dễ tan nên có khả năng giữ ẩm tốt, khả năng trao đổi cation cao và dễ cải tạo. Các nguyên tố vi lượng khá dồi dào. Vì vậy, nếu được cải tạo và tưới tiêu thì đất vùng khô nóng Bình Thuận – Ninh Thuận sẽ thích hợp với nhiều những loại cây trồng ưa khí hậu khô nóng diển hình là Táo xanh và Nho
Táo xanh Ninh Thuận có tên khoa học là Ziziphus mauritiana, là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai, có thể sống ở nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm.
Giá trị dinh dưỡng của táo xanh
Táo xanh có chứa các vitamin nhóm B,C, E, P, K, carotene, biotin, mangan, sắt, đường, pectin và acid hữu cơ. Trong táo xanh còn có phần lớn các nguyên tố vi chất như phốt pho, kali, natri, magiê, nhôm, lưu huỳnh, vanadi, bo, i-ốt, niken, molip đen, crom, flo và kẽm.Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung.
Xem thêm: 1001 lợi ích của táo xanh Ninh Thuận
Giá trị kinh tế của táo xanh Ninh Thuận.
Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận, tổng diện tích trồng táo trên địa bàn toàn tỉnh ước khoảng hơn 960 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, tương ứng với 3 tấn / mỗi sào (1000m2) với giá cả hiện tại cho dòng táo sạch (táo được trùm lưới, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) được thương lái thu mua giá giao động từ 12.000-18.000đ/kg tùy kích thước (giá cập nhật vào thời điểm bài viết này được viết (tháng 4/2024)
Giống, cách làm giống Táo.
Giá cây giống hiện tại:
Có nhiều cách để tạo cây giống cho táo. Có thể tạo bằng cách gieo hạt, cắm hom, chiết hoặc ghép cây.
- Gieo hạt:
Gieo hạt là phương pháp nhân giống táo truyền thống, trước đây khá phổ biến, tuy nhiên việc gieo hạt có thể xuất hiện nhiều biến dị không mong muốn nên hiện tại phương pháp này chỉ dùng để làm gốc cho cây ghép. Cách gieo cũng khá đơn giản, đào lỗ sâu khoảng 3-4cm để gieo trực tiếp ra đất hoặc có thể gieo vào bầu nilon, Lưu ý cần bón lót phân chuồng, sau đó gieo hạt & lấp đất lại. Có thể đập dập để loại bỏ vỏ rắn bên ngoài để hạt dễ nảy mầm. Sau 6 tháng là cây con có thể dùng để ghép cành được.
- Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít.
- Ghép cành
Ghép cành là phương pháp phổ biến và thường dùng nhất và các phương pháp ghép ở thời điểm hiện tại bao gồm ghép mắt và ghép áp.
Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.
Ghép áp: là phương pháp ghép tạo vết cắt trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 – 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và buộc kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép.
Gốc ghép, là cây được trồng bằng hạt, vì cây được trồng bằng hạt thường khá khỏe, có thể chống chịu được nhiều loại bệnh khác nhau. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5-6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.
Cách trồng táo xanh Ninh Thuận
Trước khi trồng từ 20 – 30 ngày phải dọn sạch cỏ dại, Đào hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm và bón phân lót cho cây. Bón phân tỉ lệ như sau: 3 – 5 kg phân trùn quế + 1 kg vôi bột khử trùng + 1 kg super lân. Trộn đều lượng phân đã nêu trên với đất mịn, sau đó bón lót vào từng hố trồng.
Mật độ trồng: 1000m2 từ 30-35 gốc táo là mật độ vừa phải vì táo Ninh Thuận là loài cây có tán khá rộng, một số cây phát triển tốt thường có bán kính tán từ 4-5m là bình thường.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc Táo Ninh Thuận
Tưới nước
Phải cung cấp nước cho cây mọi lúc, nhất là vào mùa khô, khi quả đang lớn và sắp chín. Bạn cần tưới mỗi ngày một lần, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi trồng 3 tháng thì tưới nước 3 ngày/lần. Bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun bên dưới mặt đất vườn, để tưới nước tiết kiệm hơn.
chế độ phân bón
Bón thúc: Sau khi cây sinh trưởng được 20 – 30 ngày tưới nước 1 lần/tuần với phân pha loãng trong 1 – 2 tháng đầu. Sau đó bón thúc thường xuyên bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15 SiO2 + TE bón vào từng thời điểm thay đổi tùy theo kích thước của cây. Dùng cuốc đào đất xung quanh gốc cây sâu 5 – 10 cm theo hình chiếu của tán cây, rải phân, lấp đất, tưới đẫm nước. Đắp đất vào gốc và bón phân hữu cơ mỗi năm một lần.
Bón lần 1: Đào xung quanh gốc ngay sau khi đốn táo, bón thêm 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục + Sitto Phat 16-16-8-15 SiO2 + TE với tỷ lệ 1 kg/gốc. Đồng thời phun phân bón lá NANO-S, phun đều lên tán lá với lượng 30ml cho bình 16 lít để cây sinh trưởng và phát triển thân, lá khỏe, giúp cây chống hạn tốt.
Bón lần 2: Trước khi cây ra hoa, sử dụng Sitto Phat 16-16-8-15 SiO2 + TE với lượng 1 – 1,5 kg/gốc. Định kỳ 7 ngày phun 30ml cho bình 16 lít để tăng cường hệ miễn dịch và ngừa nấm bệnh (ngày 2 – 3 lần).
Bón lần 3: Sau khi đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12 SiO2 + TE với liều lượng 1 – 1,5 kg/gốc, tùy theo số lượng trái trên cây mà lượng phân tăng giảm, kết hợp phun phân bón lá Calcium – Boron liều lượng 30 ml + Vita Plant 20 gr/bình 16 lít, phun 7 ngày/lần (2 – 3 lần), phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái.
Làm bồn
Làm bồn gốc để ngăn không cho nước tràn ra ngoài gây lãng phí, đặc biệt là những khu vực hanh khô như Ninh Thuận, Làm bồn là công việc khá quan trọng mà có nhiều bà con mới bắt đầu bỏ qua.
Cách làm bồn như sau:
Bước 1: Xác định kích thước: Xung quanh gốc cây đo ra bán kính 1m, đây là khoảng cách từ mép bồn bên ngoài đến gốc cây. Đo từ gốc cây ra bán kính 70 cm đây là mép trong của bồn.
Bước 2: Đào đất: Từ bên trong mép trong đào 1 cái rãnh xung quanh gốc sau đó vun đất ra về phía mép ngoài. Đào sâu khoảng 30-40 cm để đảm bảo đủ chỗ cho bộ rễ của cây.
cắt tỉa cành
Trồng táo phải tỉa bớt cành để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là tỉa phớt và tỉa đau:
- Tỉa phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
- Tỉa đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Bệnh hại cây táo
Bệnh thối rễ, nứt thân: Thường gặp ở đất quá ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập làm hại rễ cọc, cuối cùng phá hủy toàn bộ bộ rễ làm chết cây. Cây bị bệnh có biểu hiện lá xơ xác, lá màu xanh nhạt bị rụng, cành bị chết từ ngọn đến thân chính. Biện pháp phòng ngừa là tránh cho vùng rễ bị úng nước, cũng như chẩn đoán sớm các vết nứt dọc và thâm đen mạch gỗ.
Bệnh thối trái do nấm Phytophthora cactorum gây ra. Bệnh này gây thối trái nặng trên trái già đã trưởng thành trong mùa mưa. Vùng thối bị sũng nước và xuất hiện màu nâu nhạt lúc đầu, sau đó sậm màu, chuyển sang màu đen thịt trái bị thối nhũn, chua, và cuối cùng là thối rữa. Bệnh lây lan qua trái, làm trái phải rụng xuống đất.
Bệnh phấn trắng ở cây táo do nấm Podosphaera leucotricha gây ra. Bệnh sẽ phát sinh và gây hại mạnh mẽ nhất là ở khoảng nhiệt độ từ 24 đến 32 độ C. Nấm sẽ bám vào các bộ phận trên cây táo và hút những chất dinh dưỡng của cây, làm giảm cường độ quang hợp của lá. Năng suất của cây giảm đến 80% nếu bị nhiễm nấm phấn trắng
Những loại sâu bệnh phổ biến trên cây táo Ninh Thuận
Sâu đục quả (Cydia pomonella)
Cydia pomonella là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Con trưởng thành đẻ trứng vào trái ấu trùng nở ra đục sâu vào trong trái, ăn cả phần thịt và hột non. Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh.
Ruồi vàng (ruồi đục quả)
Tên gọi: Ruồi vàng hay còn gọi là ruồi giấm, ruồi đục quả,… có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel) là loài côn trùng chuyên phá hoại hoa quả các loại.
Đặc tính sinh học: ruồi trưởng thành có màu vàng nâu nhạt và đẻ trứng vào vỏ quả táo khi quả táo chín. Trứng nở thành giòi đâm vào thịt quả và hóa nhộng trong trong quả.
Xem thêm: 4 Điều cần biết về Ruồi vàng và cách diệt trừ ở cây Táo
Phương pháp phòng chống các loại côn trùng trên cây táo bằng lưới chắn côn trùng
Tại sao nên trùm lưới cho vườn táo?
Trong ngành nông nghiệp hiện đại, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trái cây ngày càng được quan tâm. Một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn đang được ưa chuộng là trùm lưới cho trái cây.
Lưới trùm táo đóng vai trò như một rào cản, giúp bảo vệ táo khỏi các tác nhân gây hại như côn trùng, chim, dơi… đồng thời hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần mang đến sản phẩm an toàn cho người sản xuất & người tiêu dùng.
Cách chọn lưới như thế nào để phù hợp với Táo Ninh Thuận
Ninh Thuận là vùng đất đặc biệt khô & nóng, nên việc chọn lưới để trùm cây táo cũng nên cân nhắc một cách kỹ càng. Lưới không được quá dày, sẽ làm nhiệt độ bên trong tăng cao, không được quá thưa để chống được ruồi vàng hay bọ xít…Thích hợp nhất vẫn là lưới chắn côn trùng 16 mesh cho bề mặt trần (ngăn chim chóc, dơi…) và 20 mesh cho lưới làm vách để ngăn côn trùng bay.
Cách tính chi phí cho 1000m2 táo Ninh Thuận
chi phí làm nhà lưới trùm táo với diện tích 1000m2
Thực tế cho thấy rằng ngoài phần trần mái có diện tích 1000m2, thì chúng ta cũng cần phải phủ xung quanh nhà lưới. Để ví dụ cụ thể cho chi phí làm nhà lưới 1000m2 Lợi Dân sẽ lấy một dự án nhà lưới trồng táo có chiều dài là 100m, chiều rộng là 100m và chiều cao là 2,5m, diện tích lưới cần dùng là:
- Phần mái, lưu ý là mái bằng: 100m * 10m = 1000m2.
- Diện tích mặt bên theo chiều dài: 2.5m * 100m = 250m2
- Diện tích mặt bên theo chiều rộng: 2.5m *10m = 25m2
- Tổng diện tích phủ lưới: 1000 + (250*2) + (25*2) = 1550 m2
Bảng tính chi phí của nhà lưới 1000m2 nhà lưới trùm táo
- Tiền lưới trần mái (sử dụng lưới 16 mesh, khổ 2m x 50m, giá 820.000 vnd/100m2): 820.000 * 10 = 8.200.000 VNĐ
- Tiền lưới 4 mặt bên (sử dụng lưới lưới 20 mesh, khổ 2m x 50m, giá 950.000 vnd/100m2): 950.000 * 6 cuộn = 5.700.000 VNĐ
- Chi phí cho bộ khung thép dao động từ 12.000.000 vnd đến 15.000.000 vnd (tính trung bình: 13.500.000)
- Chi phí phí dây cáp, xi măng đúc trụ khoảng 6.500.000 vnd
- Chi phí cho hệ thống tưới, phân bón khoảng 5.000.000 vnd
=> Vậy tổng chi phí làm nhà lưới 1000m2 ước tính 38.900.000 VNĐ
Trích: cách tính chi phí làm nhà lưới tháng 04/2024
Kỹ thuật rạch thân cây táo để táo sai quả
Để cây táo cho năng suất cao, nhiều nông dân Ninh Thuận đã áp dụng kỹ thuật dùng dao cắt đều một đường tròn trên thân cây. Phương pháp này có thể giúp tăng thêm năng suất từ 30 – 40%.
Nguyên lý
Khi cây phát triển các bộ phận sinh dưỡng như lá, cành non tốt thì cây táo hầu như có ít hoặc thậm chí không ra hoa, bởi vì chất dinh dưỡng có từ cây sẽ dùng để nuôi những cành non mà không đậu hoa. Như vậy cây táo sẽ không đạt sản lượng tốt.
Khi nào chúng ta cần rạch cây
Sau khi táo ra hoa dùng dao cắt một đường tròn trên thân cây có chiều sâu từ 2 – 4 cm, rộng 1cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cây táo đến khi bông táo đã đậu hoàn toàn thì dùng đất thịt đắp lên vết cắt. Những vụ sau cũng áp dụng theo phương pháp này, các vết cắt mới cách vết cắt cũ khoảng 15 – 20cm. Thông thường việc rạch thân cây táo sẽ diễn ra vào mùa nắng, khi thời tiết có tính chất khô và nắng nhiều. Điều này làm cho vết cắt nhanh khô, và hạn chế các loại nấm bệnh theo vết cắt đi vào trong cây táo.
Tổng kết
Trồng táo ngoài kỹ thuật còn cần thêm yếu tố ủng hộ của thời tiết, như bà con Ninh thuận thường nói vui là: “Trồng táo thành do trời còn bại là do mình…” năm mưa thuận gió hòa, giá cả ổn định thì thu nhập của bà con trồng táo được tăng cao. Chúc quý độc giả có thêm được những điều hữu ích từ bài viết.
Giới thiệu đôi nét về sản phẩm Lợi Dân:
Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:
- Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
- Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
- Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
- Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
- Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
- Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
- Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
- Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)
Bà con có nhu cầu trùm lưới cho vườn táo, vui lòng liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân
Nguồn tư liệu tham khảo:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT VÙNG KHÔ NÓNG BÌNH THUẬN – NINH THUẬN – http://www.idm.gov.vn/
Mở rộng trồng táo trên vùng đất khô hạn Ninh Thuận – Báo Điện tử Chính phủ
Những lợi ích bất ngờ của trái táo xanh – Báo điện tử Ninh Thuận
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY TÁO XANH (Ziziphus mauritiana Lamk) TẠI TỈNH NINH THUẬN – Trần Thị Hoàng Đông – tạp chí đại học Nông Lâm Huế