Chanh dây, với hương vị chua ngọt quyến rũ và hàm lượng dinh dưỡng cao, đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhu cầu về chanh dây tươi và các sản phẩm chế biến từ chanh dây như nước giải khát, mứt, kem… không ngừng gia tăng, tạo ra cơ hội kinh tế hấp dẫn cho nông dân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao và chất lượng tốt, việc nắm vững kỹ thuật trồng chanh dây là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp một hướng dẫn toàn diện, chi tiết về kỹ thuật trồng chanh dây, giúp bạn từ khâu chọn giống đến thu hoạch và bảo quản, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nội Dung Bài Viết
I. Giới thiệu về cây chanh dây
Chanh dây (Passiflora edulis) thuộc họ Passifloraceae, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Hiện nay, chanh dây được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây chanh dây là loại cây leo thân thảo, có khả năng phát triển mạnh mẽ nếu được cung cấp điều kiện phù hợp.
Đặc điểm sinh trưởng:
Khí hậu: Chanh dây ưa khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình từ 20-28°C. Cây chịu được nắng nhưng không chịu được sương giá. Độ ẩm không khí cao (70-80%) là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây.
Đất: Chanh dây thích hợp với đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, độ pH từ 5.5 – 6.5. Đất sét nặng, đất bị úng nước đều không thích hợp cho việc trồng chanh dây.
Nước: Cây chanh dây cần nhiều nước, đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa và đậu quả. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng úng nước, gây thối rễ.
Ánh sáng: Chanh dây cần nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp và phát triển tốt. Ít nhất 6-8 giờ nắng mỗi ngày là điều kiện cần thiết.
Giá trị sử dụng:
Quả chanh dây được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm:
Làm nước giải khát: Nước ép chanh dây là thức uống giải khát phổ biến, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa.
Chế biến mứt, bánh: Mứt chanh dây, bánh tart chanh dây là những món ăn được nhiều người yêu thích.
Làm kem, sữa chua: Chanh dây được sử dụng làm nguyên liệu tạo hương vị cho kem, sữa chua.
Y học và mỹ phẩm: Chanh dây có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, và được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
II. Chọn giống và chuẩn bị đất trồng
2.1. Chọn giống
Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng chanh dây. Nên chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không sâu bệnh, có năng suất cao và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Mua giống từ các nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận chất lượng. Đối với giống nhập khẩu, cần lưu ý về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường tại Việt Nam.
1.1. Một số giống chanh dây phổ biến tại VN
Ở Việt Nam phổ biến nhất là 2 giống chanh dây đó là giống Chanh Dây vàng và Chanh Dây tím
Chanh dây vàng
- Đặc điểm giống
Chanh dây vàng là cây có thân leo nhỏ, chiều dài có thể lên đến 10-15m, Chanh dây vàng được trồng chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên & Tây Nam bộ. Ở Việt Nam, chanh dây vàng thường ra hoa vào tháng 2-3 (sau tết) và thu hoạch vào tháng 5-6. Khi chín quả có màu vàng rực rỡ, trong quả có nhiều hạt và mọng nước.
- Năng Suất
Năng suất mùa vụ của chanh dây vàng khi được chăm sóc đúng cách có thể đạt 50-60 tấn/năm.
Hiệu suất của mùa vụ: trên 90%
- Khả năng Kháng bệnh
Chanh dây vàng có khả năng kháng bệnh tốt với các bệnh thông thường trên chanh dây như: đốm nâu, thối rễ, loang dầu.
Chanh dây Tím
- Đặc điểm giống
Chanh dây tím là dây leo thân cỏ, mọc dài đến 6 mét. Ở Việt Nam cây ra hoa tháng 6 đến tháng 7, và kết quả vào tháng 10, 11. Quả dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín trở màu đỏ tía thẫm. Trong quả mọng nước, có nhiều hạt.
- Năng suất
Chanh dây tím, ở điều kiện chăm sóc đúng kỹ thuật có thể đạt khoảng 60 – 70 tấn / ha mỗi năm, cá biệt có những hộ trồng theo tiêu chuẩn có thể đạt 100 tấn / Ha mỗi năm.
Ngoài ra, Chanh dây tím có hiệu suất thu hoạch có thể lên đến 95%, với mô hình trồng chanh dây trong môi trường khép kín trong nhà lưới thì hiệu suất thu hoạch có thể lên đến 100%.
- Khả năng kháng bệnh
Chanh leo tím được đánh giá là có khả năng kháng các loại bệnh thường gặp như Bệnh đốm nâu, bệnh xám, bệnh thối hạch… tốt hơn so với chanh dây vàng.
2.2. Chuẩn bị đất trồng:
Làm đất: Cày bừa kỹ đất, loại bỏ cỏ dại, đá sỏi. Phơi ải đất từ 7-10 ngày để diệt trừ sâu bệnh, nấm mốc. Nếu đất quá chua, cần bón vôi để cải tạo độ pH.
Cần chuẩn bị đất trước 1 tháng, làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, đất được làm nhuyễn, tơi xốp và bằng phẳng, loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh và virus gây bệnh cho chanh dây.
Bón lót: Sử dụng 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai (hoặc có thể thay thế bằng 2 – 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân super lân + 0,5 kg vôi bột + 1 thìa canh chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (liều lượng dùng cho 1 hố). Đem phân bón trộn đều với lớp đất mặt và bón ủ xuống hố.
III. Kỹ thuật trồng cây
1. Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng chanh dây thích hợp nhất là vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11. Thời điểm này có mưa thuận lợi cho việc tưới tiêu, giúp cây bén rễ nhanh chóng.
2. Khoảng cách trồng chanh dây:
Mật độ trồng chanh dây phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác. Một số mật độ phổ biến:
400-500 cây/ha: Khoảng cách trồng 4x5m hoặc 5x5m. Thích hợp với các giống năng suất cao, cần nhiều không gian phát triển.
625-700 cây/ha: Khoảng cách trồng 4x4m. Thích hợp với các giống cho năng suất trung bình, tiết kiệm diện tích.
3. Cách trồng:
Đào hố: Đào hố trồng chanh leo có kích thước từ 50cm x 50cm x 50cm.
Bón phân: Cho một lượng phân hữu cơ hoai mục đã trộn với đất vào đáy hố.
Trồng cây: Đặt cây con vào giữa hố, phủ đất và nén nhẹ. Trồng cây nghiêng 45 độ so với mặt đất, hướng về phía giàn để cây leo dễ dàng.
Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng để giúp cây bén rễ nhanh chóng.
4. Làm giàn:
Giàn là yếu tố quan trọng giúp cây chanh dây leo lên, phát triển tốt, dễ chăm sóc và thu hoạch. Có nhiều loại giàn khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể:
- Kiểu làm giàn truyền thống: Sử dụng cọc tre xen kẽ với cọc betong chắc chắn, cách đều nhau. ở đỉnh cột dùng dây kẽm đan thành lưới ô vuộng cố định dây kẽm vào đầu của cọc tre, cọc betong. Thời gian sử dụng của giàn truyền thống từ 2 – 3 năm.
- Kiểu giàn chữ T cột đôi: Trồng cọc tre thành từng cặp cách nhau 1 m, thanh ngang 2,5 – 3 m. Mỗi đôi cọc cách nhau từ 4 – 4,5 m, mỗi hàng cọc cách nhau 3 m. Sử dụng dây cước nhựa hoặc kẽm 3ly để buộc cố định đầu cột. Dùng dây kẽm 2 ly để nối dài các thanh ngang tạo thành ô cho chanh dây leo lên, khoảng cách giữa các dây là 50 m.
- Kiểu làm cột chữ T cột đơn (giống kiểu giàn của Sachi): Cắm cột với khoảng cách 3m, thanh ngang 1,2 – 1,5 m. Chiều cao của cột khoảng 2m. Cọc chữ T có ưu điểm là dễ kiểm soát sâu bệnh, tất cả các gốc cây đều được hấp thụ ánh sáng mặt trời, cho chất lượng quả tốt.
IV. Chăm sóc cây sau khi trồng
Cách chăm sóc chanh dây mới trồng
- Giai đoạn cây con: Tưới nước thường xuyên, giữ cho đất luôn ẩm.
Giai đoạn cây con (0-3 tháng):
Ưu tiên bón phân đạm (NPK 20-10-10) để thúc đẩy sinh trưởng thân lá.
Cách bón: chia làm 10 – 12 lần bón (mỗi tháng 3-4 lần): lần đầu tiên vào 20 ngày sau khi trồng. Các lần tiếp theo, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Giai đoạn nuôi cây, sau khi tỉa tán cần bón nhiều đạm hơn, giai đoạn nuôi quả cần bón nhiều kali, giảm đạm tránh tình trạng lá tốt nhưng không sai trái. Phân lân chia đều làm 2 lần bón: lần 1 bón 60 ngày sau khi trồng, lần 2 bón sau 150 ngày trồng.
Tưới nước:
Giai đoạn ra hoa, đậu quả: Tưới nước nhiều hơn, 2-3 lần/ngày vào mùa khô.
Mùa mưa: Điều chỉnh lượng nước tưới sao cho không bị úng nước.
Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa để tăng hiệu quả sử dụng nước và giảm thiểu hao phí.
Bón phân:
Chanh dây cần nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Cần bón phân cân đối, hợp lý theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn ra hoa, đậu quả (3-6 tháng):
Tăng cường bón phân lân và kali (NPK 10-20-20) để cây ra hoa nhiều và quả to, chắc.
Cách bón: Đạm và kali chia làm 20 lần bón/năm. Cứ 15 ngày bón 1 lần xung quanh gốc. Giai đoạn nuôi cây, thì như gia đoạn đầu mà bón riêng phân lân chi thành 3 lần bón là được.
Giai đoạn quả chín (6 tháng trở đi): Giảm lượng phân đạm, duy trì bón phân lân và kali để đảm bảo chất lượng quả.
Phân bón hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục định kỳ để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Tỉa cành, tạo tán:
Tỉa cành định kỳ để tạo tán cây thông thoáng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng, tăng năng suất và chất lượng quả. Loại bỏ các cành sâu bệnh, cành bị gãy, cành mọc chéo, cành yếu ớt. Tỉa cành sau mỗi đợt thu hoạch.
Cây chanh dây sinh trưởng và phát triển nhanh, nên việc bà con tỉa tán cây để tăng diện tích cây tiếp xúc với ánh sáng là điều cần thiết giúp thân cây phát triển cân đối, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thúc cây ra nhiều hoa và trái, năng suất cao.Vị trí cắt tỉa cành cần tuân thủ nguyên tắc: cắt các chỗ phân cành chính từ 10 – 15 cm. Sử dụng kéo cắt cành. Cắt lần lượt từ trong tán ra bên ngoài, cắt cành lớn trước rồi đến cành nhỏ. cần dọn dẹp sạch khu vườn sau khi cắt tỉa, tránh để ủ mầm bệnh.Tiến hành tạo tán cho cây khoảng 1m: Bấm bớt lá ở gốc. Khi cây leo lên giàn từ 20 – 40 cm thì để ra 5 – 6 cành cấp 1, cho tỏa đều sang các hướng trên giàn. Tiếp tục bấm ngọn để cành cho tán cấp 2. ở tán cấp 2, để tư 4 – 5 cành tỏa đều ra các hướng. Tiến hành vào thời gian đầu mới trồng cho đến khi cành của chanh leo đã phủ kín giàn.Khi cây kín giàn, tiếp tục tạo tầng bằng cách kéo nhanh xuống dưới. Tạo nhiều tầng cho cây nhằm mục đích tăng diện tích giàn, tăng năng suất đậu quả
Phòng trừ sâu bệnh:
Chanh dây dễ bị một số loại sâu bệnh tấn công như rệp, rầy, bọ trĩ, sâu đục thân, bệnh thối rễ… Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tích cực:
Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên làm sạch cỏ dại, thu gom và tiêu hủy lá, cành bị bệnh.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, đảm bảo an toàn cho người và môi trường. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, an toàn.
Phòng hơn trị: Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm sâu bệnh, ngăn chặn sự lây lan.
Một số bệnh phổ biến trên chanh dây.
- Bệnh đốm nâu: Có thể sử dụng một số thuốc Amistar 250SC, Daconil 500 SC..
- Bệnh xám: Sử dụng các thuốc Carbenvil 50SC, Norshield 86.2WP, …
- Bệnh thối hạch: Sử dụng thuốc hóa học Iprodione, Trichoderma spp để phun theo liều lượng chỉ định.
- Bệnh thối rễ: Có thể sử dụng Thuốc gốc đồng, Fosetyl aluminium,… để phun cho cây khi phát hiện bệnh.
- Bệnh héo rũ vi khuẩn: Canh tác đất, cắt tỉa cành kết hợp dùng thuốc Copper hydroxide, Copper Oxychloride +Kasugamycin, Copper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8%,Ningnanmycin phun xịt khi cây chớm bệnh.
- Bệnh xoăn lá: Loại bỏ cành bị bệnh. Sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Monocrotophos như: Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD theo liều lượng được khuyến cáo.
Một số sâu hại trên chanh dây
9 loại sâu hại chanh dây thường thấy.
1 Sâu hại chanh dây – Nhện đỏ
Nhện đỏ là loại sâu hại chanh dây nói chung và nó cũng gây hại cho các loại cây khác, Nhện đỏ thường phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn, nó tấn công, ăn biểu bì của lá và vỏ quả làm cho lá chuyển vàng, rụng, quả bị lốm đốm còi cọc giảm chất lượng.
Biện pháp phòng trừ:
Phòng trừ thủ công: thường làm sạch, vệ sinh vườn hạn chế nguồn lây hại. Chọn giống khoẻ mạnh, bón phân cân đối để cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế bón nhiều đạm vô cơ. Phun nước với áp lực mạnh mặt dưới của tán lá vào mùa nắng làm giảm mật độ nhện gây hại.
Tiêu diệt bằng thuốc hoá học:
Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như
- Vidithoate 40ND, Binhtox 1.8EC.
- Comite 73EC liều lượng 10 ml/8 lít nước.
- Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước.
- Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- D-C Tron Plus 98.8EC liều lượng 10-20 ml/8 lít nước…
2 Bọ xít- Sâu hại chanh dây.
Bọ xít là loài côn trùng có mùi hôi rất khó chịu, chúng chích hút tấn công vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả bị lốm đốm, rụng.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: bón phân đúng liều lượng, chọn giống khoẻ mạnh, vệ sinh vườn chanh dây sạch sẽ. Không nên bón phân chuồng chưa hoai mục. vào buổi sáng khi bọ xít còn ít hoạt động đi bắt chúng bằng tay hoặc bằng vợt.
Tiêu diệt bằng thuốc hoá học: Sử dụng các loại thuốc hóa học sau để tiêu diệt các loại sâu hại chanh dây nói chung và nhện đỏ nói riêng
- Bascide 50EC liều lượng 25 ml/8 lít nước.
- Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- Vimipc 20ND liều lượng 40-50 ml/8 lít nước.
- Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
- Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước.
- Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- hoặc các loại thuốc khác có tác dụng tương tự.
3 Sâu hại chanh dây – Bọ trĩ .
Bọ trĩ là loài sâu hại chanh dây, và các loại cây khác như cà chua, khoai tây, dưa chuột, bí xanh. Chúng tàn phá bằng cách chích hút dịch ở búp non, hoa, lá, quả non làm cho hoa khó thụ phấn, quả còi cọc không phát triển được.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: kết hợp và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại chanh dây như: Luân và xen canh với các cây không phải là ký chủ của bọ trĩ. Bón phân phù hợp, vừa đủ, mua giống khoẻ mạnh. Dãy cỏ, làm sạch vườn chanh dây, bảo vệ hoặc nuôi thêm các loài thiên địch của bọ trĩ.
Sử dụng thuốc hoá học:
- Sử dụng một trong các loại thuốc Vidithoate 40ND.
- Bifentox 30ND liều lượng sử dụng 20-30 ml/8 lít nướ.
- Fenbis 25EC liệu lượng 25-30 ml/8 lít nước.
- Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
- Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước.
- Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước.
- hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…
4 Sâu hại chanh dây – Bọ phấn.
Bọ phấn cũng là một loại sâu hại chanh dây bằng cách chích, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây. Làm cho cây kém phát triển, bị nặng lá vàng úa, hoa và quả dễ bị rụng.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Vệ sinh vườn chanh dây, thu gom lá già, tàn dư cây trồng để hạn chế bọ phấn non. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, tránh bón phân chuồng chưa qua ủ hoai mục. Trồng cây chanh dây tránh xa khu vực trồng cây họ cà như: cà chua, khoai tây…
Sử dụng thuốc sinh học:
- Dùng Actara 25WG liều lượng sử dụng 1 g/8 lít nước.
- Vidithoate 40ND. Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- Vibamec 1.8EC liều lượng sử dụng 10 ml/8 lít nước.
- hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…
|| Nếu bạn còn trồng cay khác ngoài chanh dây thì bạn cũng nên tìm hiểu 11 loại côn trùng nguy hại thường có mặt trên cây trồng, clik vào chữ màu xanh nhé.||
5 Sâu hại chanh dây – Rệp.
Đây là các loài rệp phổ biến trên cây chanh dây, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phân của cây, đặc biệt là các bộ phận non như : Thân, lá, quả, các khe cạnh giữa cuống quả, lá, chúng hút nhựa để sống, làm giảm sự quang hợp của lá, làm cho lá, quả rụng bất thường. Nguy hiểm
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Bón phân cân đối, chọn giống khoẻ mạnh. Vệ sinh vườn, loại bỏ cây đã bị nhiễm bệnh trước khi trồng. Không trồng xen chanh dây với những cây rệp thường ký sinh.
Sử dụng thuốc hoá học:
Khi mật độ rệp cao sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước.
- Applaud 10WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
- Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước
- Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, D-C Tron Plus 98.8EC.
- Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước,
- Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
- Hoặc các loại khác như Tập kỳ 1,8 EC, Pegasus 500 ND, Polytrin 440 EC, Sumicidine 50 EC…
6 Sâu hại chanh dây – Tuyến trùng.
Loài tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi điện tử.
Tuyến trùng tấn công vào bộ phận rễ của cây chanh dây. Chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương hở, theo hệ thống mạch dẫn của rễ. Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống và làm cho bộ rễ phình to lên. Khi bộ rễ phình to sẽ làm tắc hệ thống mạch dẫn, làm cho cây héo một cách bất thường, lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Vệ sinh vườn chanh dây, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh…
Sử dụng thuốc hoá học:
- Sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng như Vifuran 3G liều lượng sử dụng 30 kg/ha.
- Vimoca 20ND liều lượng 1-1,5 lít/100 lít nước/1.000 m2 xử lý đất.
7 Sâu hại chanh dây – Mối.
Mối sống ở phần gốc cây chanh dây, làm hư rễ cây. Khi bị mối tấn công lá vàng và rụng dần sau đó cây bị chết. Mối gây hại từ khi cây còn non cho đến khi cây đã trưởng thành. Có thể phòng trừ thủ công bằng cách đào bỏ các ổ mối trong vườn hay sử dụng thuốc hóa học như Basudin 10H rải vào gốc khi trồng mới.
8 Sâu hại chanh dây – Ruồi đục quả.
Ruồi vàng chích vào quả gây nhiễm trùng phần thịt quả làm cho quả bị thối. Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả nên dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugennol nhưng phải làm đồng loạt, không làm nhỏ lẻ theo từng hộ. Phun bả mồi để diệt con trưởng thành, dùng 100 ml protein thủy phân trộn với 3 ml thuốc sâu Gegent 5SC pha với 1 lít nước. Một tuần phun một lần vào lúc 8-10 giờ sáng.
9 Sâu hại chanh dây – Sâu đục thân.
Sâu non nở ra đục vào các đốt thân hoặc cành thành đường hầm. Phần thân cành nằm phía trên vị trí bị đục trở nên héo, hóa nâu rồi chết. Bọ trưởng thành có thể cắn những lỗ nhỏ ở cuống hoa hoặc phá những quả non. Những vườn cây thiếu chăm sóc tốt thường bị sâu đục thân phá hại. Để phòng trừ cần đảm bảo bón phân đầy đủ, cân đối, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa bỏ cành nhánh khô héo.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp thủ công: Vệ sinh vườn, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh…
Biện pháp hóc học: Có thể dùng thuốc hóa học như Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước.
- Sagomycin 20EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước.
- Basudin 40EC liều lượng 20 ml/8 lít nước,
- Cyperan 10EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước…
V. Thu hoạch và bảo quản
1. Thời điểm thu hoạch:
Thời gian thu hoạch chanh dây tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết, Thông thường cây chanh dây đậu quả từ sau 5-6 tháng, quả chín sau 2 tháng (tổng cộng 7-8 tháng) sau khi trồng. Quả chín có vỏ chuyển màu đặc trưng (tím đậm hoặc vàng), mềm và có mùi thơm.
2. Kỹ thuật thu hoạch:
Thu hoạch bằng tay, dùng kéo hoặc dao sắc cắt cuống quả, tránh làm dập nát quả. Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để giữ độ tươi ngon của quả.
3. Bảo quản:
Bảo quản tươi: Bảo quản trong thùng, giỏ ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ 10-15°C. Thời gian bảo quản tươi không quá 3-5 ngày.
Bảo quản lạnh: Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-4°C, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 1-2 tuần.
VI. Một số kinh nghiệm thực tế
Bà con trên Đắk Nông có một trong những mô hình trồng chanh dây xuất khẩu khá thành công, vừa đảm bảo chanh dây sạch đủ tiêu chuẩn Global gap, xuất khẩu đi những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Đó là mô hình trồng chanh dây trong nhà lưới, theo mô hình đó, chanh dây sẽ được trồng bên trong nhà lưới nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại từ bên ngoài như côn trùng, Lưới được dùng trong mô hình này là loại lưới chắn côn trùng 19 mesh cho nóc, và 32 mesh cho vách tường.
Theo anh Lục (chủ nhiệm HTX) cho biết, sau khi ứng dụng mô hình này trong sản xuất chanh dây, năng suất đã tăng lên so với phương pháp truyền thống hơn 40%, lượng thuốc trừ sâu sử dụng lên quả cũng giảm hơn 99%. bán cũng được giá cao hơn khá nhiều so với mô hình canh tác truyền thống. Dưới đây là hình ảnh mô hình thực tế:
VII. Một số
VIII. Kết luận
Trồng chanh dây là một nghề có tiềm năng kinh tế cao, tuy nhiên đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật. Việc tuân thủ các bước hướng dẫn chi tiết từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất, trồng cây đến chăm sóc và thu hoạch sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế mong muốn. Hãy kết hợp kiến thức lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn, thường xuyên cập nhật thông tin mới để nâng cao hiệu quả trồng trọt. Chúc bạn thành công!