GIỚI THIỆU

Nguồn gốc lịch sử

  • Bí đỏ (bí ngô) thuộc chi Cucurbitahọ Bầu bí, nguồn gốc của bí đỏ chưa được xác định tuy nhiên có bằng chứng cho rằng hạt bí ngô có trong niên đại từ năm 7000-5500 CTN ở Mexico (Bắc Mỹ) và du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ 16-17.

Giá trị dinh dưỡng

  • Trong các loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bí đỏ được xếp ở vị trí đầu tiên. Trong bí đỏ có chứa sắt, kali, photpho, nước, protein thực vật, gluxit,… các axit béo linoleic, cùng các vitamin C, vitamin B1, B2, B5, B6, PP, beta caroten.

YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Khí hậu

  • Bí đỏ thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và tốt nhất là vào mùa khô vì khi mùa mưa rét, thời tiết lạnh sẽ khiến bí đỏ khó ra hoa, thụ phấn và đậu quả.
  • Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là 28-30oC

Nước

  • Bí đỏ yêu cầu nhiều nước vì có bộ lá to và nhiều. Độ ẩm đất là 70-80%, cây có khả năng chịu hạn khá, ưa khô nhưng nếu quá khô thì dễ bị rụng hoa và quả non

Đất

  • Cây yêu cầu đất tươi xốp và các tầng canh tác sâu, thích hợp trên đất phù sa, thịt nhẹ.
  • Độ pH thích hợp là 5.5-6.5.

GIỐNG

    • Trên thị trường hiện nay có nhiều giống bí đỏ khác nhau. Một số giống bí đỏ được trồng phổ biến: bí đỏ trái dài, bí đỏ hồ lô, bí đỏ cao sản, bí đỏ Nhật,… Tùy vào nhu cầu sử dụng của thị trường mà bà con nên chọn loại giống thích hợp.

Lưu ý:  Lựa chọn hạt giống ở những cửa hàng có uy tín, đảm bảo hạt giống bí đỏ có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng.

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

    • Trước khi trồng cây bí ngô cần chuẩn bị đất trồng trước 10 ngày để cho đất phân hóa các hóa chất vụ trồng trước và sạch sâu bệnh.
    • Cày xới đất đều cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.
    • Có thể trộn thêm vào đất phân trùn quế, phân chuồng hoai mục để cải thiện giá trị dinh dưỡng của đất.
    • Tiến hành lên luống cao khoảng 20-30cm, các liếp rộng 3m. Nên đào rãnh sâu ở giữa hai liếp và làm thêm mương thoát nước để tránh ngập nước khi trời mưa.

THỜI VỤ TRỒNG

Thời gian thu hoạch của bí đỏ là khoảng 90-120 ngày tùy theo giống và điều kiện môi trường. Thông thường người ta chia làm 2 vụ trong năm

  • Vụ Đông – Xuân: Từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau
  • Vụ Hè – Thu: Từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 năm sau

MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH VÀ THỜI GIAN TRỒNG

Mật độ, khoảng cách

  • Khi trồng bí đỏ nên đảm bảo khoảng cách trồng. Trồng các hàng cách nhau khoảng 5-6m, các cây cách nhau 50-80cm. Không trồng bí đỏ quá sát nhau vì khi cành lá phát triển xum xuê sẽ chồng lên nhau, tạo môi trường cho côn trùng gây hại ẩn nấp và tấn công bí đỏ.
  • Nhìn chung mật độ trồng bí đỏ còn tùy thuộc vào mục đích trồng.
    • Trồng thưa nếu muốn thu hoạch quả lớn
    • Trồng dày nếu muốn thu hoạch nhiều quả nhỏ

Thời gian trồng

  • Thời gian thích hợp nhất đề xuống giống bí đỏ là sáng sớm và chiều mát, có ánh nắng dịu nhẹ
  • Tránh gieo trồng vào những ngày mưa quá lớn hoặc quá hanh khô

Cách trồng

  • Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây bí đỏ và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

PHÂN BÓN

  • Bón phân là một phương pháp giúp cải thiện sản lượng và năng suất của bí đỏ. Sau khi trồng bí đỏ được 3-4 lá, cần tiến hành bón lót cho cây.
  • Bón thúc cho cây bí đỏ, chia làm 3 giai đoạn:
    • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 15 ngày, sử dụng phân chuồng hoai mục và ure pha loãng tưới vào gốc.
    • Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 35 ngày, sử dụng phân chuồng hoai mục, hỗn hợp đạm, lân, kali và ure bón xung quanh gốc. Kết hợp lấp phủ đất và vun gốc cho cây bí đỏ
    • Bón thúc lần 3: Sau khi trồng 50 ngày, sử dụng hỗn hợp đạm, lân, kali và ure pha loãng với nước, tưới cho cây. Tăng cường dưỡng chất giúp cây ra hoa và cho quả tốt hơn. Có thể bón vào gốc cây phân chuồng hoai mục, mùn mục và tro trấu.

Lưu ý:

  • Cần lưu ý liều lượng nếu có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho cây bí đỏ.

  • Sau khi tưới phân cho cây cần tưới lại nước để tránh lượng phân đọng lại trên mặt lá gây cháy lá và dễ bị quang phân không hấp thụ dinh dưỡng.

 

KĨ THUẬT CHĂM SÓC

    1. Tưới nước
      • Thông thường tưới 2 lần/ngày với 7-10 ngày đầu và 2-3 ngày/lần vào những ngày sau.
      • Cần tăng lượng nước tưới vào thời điểm bí đỏ ra hoa để tạo độ ẩm cho cây dễ dàng ra hoa, thụ phấn.

Lưu ý: Tùy thuộc vào khu vực, thời tiết và mật độ trồng mà bà con có thể linh động điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp

  1. Làm cỏ
    • Chú ý làm cỏ định kì 15-20 ngày/lần đặc biệt là trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây.
    • Lợi ích quan trọng của việc làm cỏ định kì:
  • Loại bỏ sự canh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng
  • Loại bỏ nơi ẩn náo của sâu bệnh hại
  • Làm đất tươi xốp, thoát nước tốt, tạo điều kiện cho rễ phát triển
    • Nhà vườn có thể sử dụng bạc trải diệt cỏ để giảm công làm cỏ, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, còn giữ được độ ẩm cho đất và nâng cao độ thẩm mỹ cho vườn bí đỏ.
  1. Bấm ngọn tỉa cành
    • Phải tiến hành bấm ngọn và chỉ để lại mỗi cây 2-3 ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái
    • Khi hoa đã thụ phấn hãy tiến hành cắt bỏ bớt hoa đực. Cắt bỏ nhánh con phát triển kém, tỉa bớt lá già để tạo độ thông thoáng. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ ra quả cho cây.

Lưu ý: Vào mùa mưa cần sử dụng những biện pháp như đế kê chịu lực, gạch, ngói,…để kê trái bí đỏ lên cao khỏi mặt đất, tránh trái tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm hay bị ngậm úng sẽ rất dễ làm bí đỏ bị thối hư.

 

PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH

    • Các loại sâu bệnh hại thường gặp ở bí đỏ như là: Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh lở cổ rễ, sâu ăn tạp, bọ trĩ, bọ dưa, sâu vẽ bùa,…
    • Một số biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây bí đỏ hiệu quả:
  • Sử dụng lưới chắn côn trùng, ngăn côn trùng tiếp xúc với bí đỏ
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch tan dư và tiêu hủy để loại bỏ mầm bệnh
  • Luân canh với cây trồng các để hạn chế sự tích tụ mầm bệnh trong đất
  • Sử dụng chế phẩm sinh học hoặc thiên địch để xua đuổi sâu hại, côn trùng
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng

Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thục vật trong thời điểm cây ra hoa, đậu quả
  • Cần thường xuyên thăm nôm, kiểm tra vườn trồng để kịp thời phát hiện và xử lí sâu bệnh khi chưa phát tán trên diện rộng

 

THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

    1. Thu hoạch
      • Nếu muốn thu hoạch bí đỏ già, vỏ cứng và bảo quản lâu thì sẽ mất 3-4 tháng chăm sóc
      • Sử dụng dao hoặc kéo để cắt cuốn bí đỏ, không dùng tay để kéo hoặc vặn sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ và các quả khác
      • Nên thu hoạch khi thời tiết mát mẻ, không mưa
    2. Bảo quản
      • Nên dùng những dụng cụ phù hợp để tránh quả tiếp xúc với đất gây ẩm dễ bị hỏng và thối quả.
      • Có thể dùng lót lớp bì để xuống dưới rồi để bí đỏ lên trên, để nơi thoáng mát sẽ giữ được lâu hơn.