Trồng cây gì cũng vậy, trước khi trồng cây thì trộn đất là công đoạn quan trọng và không thể thiếu với mọi loại cây trồng. Nhưng trộn đất trồng cây như thế nào cho đúng, sau mỗi vụ mùa cần cải tạo đất ra làm sao và cần bổ sung phân gì và chất dinh dưỡng gì cho đất trộn trồng cây thì không phải ai cũng biết . Dưới đây là các bước làm chi tiết hướng dẫn bạn cách trộn đất trồng cây đơn giản, và hiệu quả với mọi loại cây trồng, dù là cây ăn quả trồng trong chậu hay trồng rau sạch trên sân thượng.

>> Xem thêm các phương pháp trồng rau không cần đất <<

Chuẩn bị nguyên liệu trộn đất trồng cây.

Cách trộn đất trồng cây dưới này, mình sẽ trộn theo tỷ lệ 4:1:1:1 nên các bạn cần chuẩn bị.

  • 4 bao đất: đất tribat.
  • 1 bao phân: phân bò cho giai đoạn đầu bón lót.
  • 2 bao giá thể : 1 bao xơ dừa và 1 bao trấu sống, nếu bạn kỹ hơn thì có thể sử dụng xơ dừa đã qua xử lý và phân bò đã ủ hoai, những cái này bạn có thể mua ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp nhiều lắm.
  • 1 bao Phân trùng quế.
  • 1 bao emuniv.
  • 1 bao nấm đối kháng trichoderma nano.

Phân gà bạn có thể sử dụng phân gà tự ủ hoặc mua phân gà diramit của Nhật về sử dụng.

Ngoài ra nếu muốn tăng độ khó cho game bạn có thể tự ủ hoai phân bò và xử lý xơ dừa tại nhà.

Phân bò được ủ hoai sẽ mềm mịn dễ thẩm thấu cho rễ cây.

Dùng phân trùng quế và phân gà để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, và độ màu mỡ cho cây sau khi trộn vào đất trồng cây.

Lưu ý khi sử dụng trấu sống: Trấu sống không phải là thành phần làm sót đất. Nhưng khi trộn đất trồng cây, bạn nên chú ý đến tỷ lệ trấu sống trong đất. Chỉ nên trộn với 10% – 15% trấu. Vì khi trộn với tỷ lệ cao thì nó sẽ làm đất trộn trồng cây bị lỏng, xốp, sẽ bị mất nước nhiều cho đất trồng cây và bộ rễ của cây sẽ không bám chắc được vào đất, dễ bị lung lay, ngã nghiêng khi gặp gió.

Chuẩn bị những nguyên liệu để trộn đất trồng cây hiệu quả.

 

Bắt đầu cách trộn đất trồng cây

Đầu tiên khui hết các bao đã chuẩn bị gồm 4 bao đất, 1 bao phân bò, 1 bao xơ dừa và 1 bao trấu sống đổ hết ra sân, sau đó thêm 1 bao 10kg phân trùng quế và 5kg phân gà đổ bên trên đống mà mình đã chuẩn bị sẵn.

Khi đổ đất tribat, phân và giá thể ra đất nên đổ chung một chổ để trộn cho dễ, vì dù gì thì các thành phần trên cũng phải hòa trộn vào nhau.

Quan trọng khi trộn đất trồng cây bắt buộc phải có  emuniv và nấm đối kháng trichoderma nano.

Khi thực hiện cách trộn đất trồng cây chúng ta nên chuẩn bị thật kỹ nấm đối kháng trichoderma nano này, bởi vì loại nấm đối kháng này nó sẽ xử lý xenlulozo của trấu sống và xơ dừa. Và xử lý luôn một số phân hữu cơ để giúp cho quá trình trộn đất trồng cây sẽ giàu dinh dưỡng, giàu vi sinh hơn, hơn nữa nấm đối kháng trichoderma nano khi trộn vào đất trồng cây, khi phát triển nó cũng kìm hãm sự tăng trưởng của các loại nấm, vi khuẩn gây hại khác.

Sau khi trộn các thành phần theo tỷ lệ 4:1:1:1 lại với nhau thì chúng ta tiếp tục rắc nấm đối kháng và chế phẩm emuniv lên bên trên và trộn qua trộn lại đều tay.

Trộn qua một lần rồi nhớ trộn lại thêm một lần nữa, cố gắng trộn càng đều càng tốt.

Vậy là trộn xong rồi đó, cách trộn đất trồng cây này đảm bảo phù hợp với các tất cả các loại cây. Từ cây ăn quả trồng trong chậu, đến trồng rau trên sân thượng. Thậm chí có thể áp dụng công thức này cho quy mô canh tác lớn như các nông trại, các mô hình trồng rau sạch.

Như vậy với cách trộn đất trồng cây như thế này thì các bạn có thể ra chậu và trồng cây ngay lập tức được rồi. Còn bạn nào kỹ hơn nữa thì có thể ra chậu rồi dùng màng nilong đậy lại để ủ thêm khoảng 1 tuần nữa rồi mới trồng, với cách này thì hiệu quả sẽ còn nhân đôi nữa.

Các bước trộn đất trồng rau chuẩn.

Trộn đất trồng cây vào chậu.

Khi áp dụng cách trộn đất trồng cây này đảm bảo không lo ngập úng rễ cây khi tưới nước, cây phát triển tốt không lo mầm bệnh tấn công.

Tùy vào từng loại cây và từng giai đoạn khác nhau mà chọn chậu thích hợp, nhưng dù cho trồng với loại cây gì đi chăng nữa thì đất trộn trồng cây cũng sẽ như nhau, khác nhau là đất trộn trồng cây vào chậu trồng cây ăn quả sẽ có số lượng đất nhiều hơn vào chậu dùng để trồng rau sạch.

Trộn đất trồng rau vào chậu.

>> Mỗi loại cây trồng sẽ có cách chọn chậu khác nhau để phù hợp với loại cây đó, bạn đọc bài ở đây để chọn được chậu phù hợp với cây mình đang định trồng nhé <<

Bổ sung chất dinh dưỡng vào đất trộn trồng cây khi canh tác được vài mùa.

Có một thực trạng là sử dụng gì càng nhiều thì nó càng hao, trộn đất trồng cây cũng vậy, càng trồng nhiều thì lượng phân bón và dinh dưỡng càng bị mất dần, ngoài ra ánh sáng mặt trời cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng cạn kiệt dần dinh dưỡng của đất trộn trồng cây. Khi ánh sáng chiếu trực tiếp lên đất trồng sẽ làm nước cộng với chất dinh dưỡng và phân bón trong đất bốc hơi theo. Để tránh tình trạng phân bón và chất dinh dưỡng bị bốc hơi quá nhanh bạn nên tìm hiểu sản phẩm lưới che nắng để bảo vệ cây tốt hơn.

Để bón chất dinh dưỡng cho đất trộn trồng cây sau một thời gian sử dụng, bạn chỉ cần đổ đất cũ trong chậu ra, pha thêm phân gà, phân bò ủ hoai, nấm đối kháng trichoderma nano như cách trộn đất trồng cây phía trên là có thể sử dụng lại được rồi.

Lưới che nắng để tránh tình trạng bốc hơi nước, phân bón và chất dinh dưỡng trong trộn đất trồng cây.
Lưới che nắng để tránh tình trạng bốc hơi nước, phân bón và chất dinh dưỡng trong trộn đất trồng cây.

>> Thông tin lưới che nắng trồng rau ở đây nè <<

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

  • Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
  • Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
  • Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
  • Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
  • Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
  • Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
  • Dây treo trái cây, Dây giăng giàn

Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân

4 thoughts on “Cách trộn đất trồng cây hiệu quả với mọi loại cây trồng.

  1. Pingback: Hướng dẫn cách trồng rau tại nhà năm 2023

  2. Pingback: Kỹ thuật trồng hành trong chậu

  3. Pingback: Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

  4. Pingback: Bỏ túi cách làm giàn trồng rau đơn giản tại nhà

Trả lời