Trồng dưa lưới hiện đang là xu hướng của rất nhiều bà con nông dân phát triển hiện nay. Với khả năng thu lại nguồn thu nhập cao từ loại quả có hiệu quả kinh tế cao này, nhiều nhà vườn ở các tỉnh Tây Nguyên đã và đang mở rộng diện tích trồng lớn. Bài viết này Lợi Dân sẽ chia sẻ Kỹ thuật Trồng dưa lưới hiệu quả nhất năm 2024.

Giới thiệu

Dưa lưới, loại trái cây thơm ngon, ngọt mát, không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ dưa lưới trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng dưa phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, việc áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Thị trường dưa lưới trong nước hiện nay đang rất sôi động. Nhu cầu tiêu thụ dưa lưới tăng mạnh vào các dịp lễ, tết, và ngày thường cũng được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn, chế biến thức uống, và làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. Thị trường dưa lưới quốc tế cũng ngày càng mở rộng, tạo cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm dưa lưới chất lượng cao.

Áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới hiệu quả giúp người trồng nâng cao năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh tế. Kỹ thuật trồng tiên tiến giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời giảm thiểu rủi ro, bệnh dịch, và hạn chế lãng phí. Việc áp dụng kỹ thuật trồng hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, và tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

Trồng cây dưa lưới da xanh ruột vàng
Trồng cây dưa lưới da xanh ruột vàng

Lợi ích của dưa lưới

Dưa lưới là loại quả ăn vào thanh mát và có công dụng giải nhiệt mùa hè. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì Dưa lưới có công dụng như sau:

  • Dưa lưới giàu folate và các vitamin nhóm B, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và ngừa bệnh thiếu máu.
  • Loại quả này giàu hợp chất adenosine. Hợp chất này rất có lợi cho tim mạch vì nó có công dụng làm loãng máu.
  • Có chứa nhiều loại vitamin khác nhau, khoáng chất và các protein nhưng lại chứa ít calo, ít đường phù hợp với người bệnh tiểu đường.
  • Dưa lưới giàu hàm lượng vitamin C và vitamin A giúp tăng khả năng miễn dịch bằng việc kích thích các bạch cầu trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
  • Với enzyme super oxyd dismutase (SOD) sẽ giúp cải thiện những dấu hiệu căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần.
  • Dưa lưới chứa nhiều Zeaxanthin bảo vệ da khỏi nắng và tia UV
  • Dưa lưới chứa nhiều Beta-Carotten giúp chuyển hóa Vitamin A giúp bổ mắt
  • Ngoài ra dưa lưới còn có tác dụng giảm cân và hỗ trợ người cai thuốc lá khỏi thèm thuốc
infographic Lợi ích của dưa lưới
Lợi ích của dưa lưới

Kỹ thuật trồng cây dưa lưới

Chuẩn bị

Lựa chọn giống dưa lưới phù hợp:

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc trồng dưa lưới là lựa chọn giống phù hợp. Giống dưa lưới cần phải thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng miền để đảm bảo năng suất và chất lượng.

  • Giống dưa lưới phù hợp với khí hậu và đất đai:

    • Nên lựa chọn các giống dưa lưới có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu hạn, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. 

    • Cần xem xét đặc điểm đất đai, độ pH, độ ẩm, và khả năng thoát nước để lựa chọn giống phù hợp, 

Hạt giống dưa lưới thuần chủng
Hạt giống dưa lưới thuần chủng
  • Ưu điểm và nhược điểm của các giống phổ biến:

    • Nên tìm hiểu kỹ về các giống dưa lưới phổ biến trong khu vực, so sánh ưu điểm và nhược điểm của từng giống về năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng, khả năng kháng bệnh, … Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống dưa lưới khác nhau để lựa chọn tuỳ theo mục đích gieo trồng. Một số loại hạt giống như: hạt giống dưa lưới vàng, hạt giống dưa lưới Taki, hạt giống dưa lưới TL3, hạt giống dưa lưới mật hoa.

    • Khi chọn hạt giống dưa lưới bạn nên chọn loại hạt F1 thuần chủng, loại hạt giống này có tỉ lệ nảy mầm cao và cho ra quả to ngọt. Không nên chọn mua loại hạt giống lai ghép, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Loại hạt này có tỉ lệ nảy mầm thấp và năng suất quả cũng không cao.

Chuẩn bị đất trồng:

Đất trồng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng dưa lưới.

  • Cải tạo đất, xử lý đất trồng:

    • Nên cải tạo đất bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh để tăng độ phì nhiêu và khả năng thoát nước cho đất. Nếu đất trồng tại khu vực bạn không phù hợp với việc trồng trong đất, bạn có thể sử dụng giá thể, và trồng cây vào giá thể, giá thể có thể sử dụng túi PE 2 da, hoặc chậu nhựa mềm. Mỗi loại có tính ưu điểm và nhược điểm riêng.

    • Có thể xử lý đất bằng cách phơi nắng, diệt mầm bệnh, và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho dưa lưới.

Trồng dưa lưới trong nhà kính và sử dụng giá thể là chậu nhựa Lợi Dân
Trồng dưa lưới trong nhà kính và sử dụng giá thể là chậu nhựa Lợi Dân
  • Phân bón phù hợp cho dưa lưới:

    • Phân bón phù hợp giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho dưa lưới sinh trưởng và phát triển.

    • Nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh kết hợp với phân bón hóa học để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây.

    • Phân bón cần được bón đúng liều lượng, đúng thời điểm, và đúng cách để cây hấp thụ tối ưu. Tất cả liều  lượng của các loại phân bón đều được 

Vật tư và dụng cụ cần thiết khác:

Ngoài giống dưa lưới và đất trồng, cần chuẩn bị đầy đủ vật tư và dụng cụ trồng dưa như:

  • Lưới chống côn trùng: Lưới chống côn trùng là một phần thiết yếu trong việc trồng dưa lưới, giúp bảo vệ cây khỏi các loại côn trùng gây hại như sâu bọ, ruồi, muỗi, … ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái cây. Thông thường trồng dưa lưới bà con ở vùng Lâm Hà, Lâm Đồng thường sử dụng lưới chống côn trùng UV 32 Mesh.

  • Hệ thống tưới nước: Hệ thống tưới nước phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước đầy đủ và đều đặn cho dưa lưới, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, thông thường loại 

  • Phân bón, Bạt diệt cỏ, đế kê giá thể: 

  • Dụng cụ trồng, chăm sóc, thu hoạch

Mùa vụ trồng dưa lưới

Mùa vụ để trồng cây dưa lưới thích hợp nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất cho việc trồng cây dưa lưới là vào khoảng sau tháng 2 – 3. Trồng thời điểm này thì việc thu hoạch quả sẽ rơi vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Nếu trồng vào tháng 8 – 9 thì thu hoạch có thể rơi vào tháng 11 đến tháng 12. Lựa chọn thời điểm trồng cây dưa lưới phù hợp để tránh các tháng lạnh( nhất là mùa lạnh ở Miền Bắc) giúp cho dưa lưới phát triển ổn định và cho năng suất quả cao.

Trồng cây dưa lưới tại nhà mang lại hiệu quả cao
Trồng cây dưa lưới tại nhà mang lại hiệu quả cao

Lưu ý: không nên trồng cây dưa lưới vào các tháng lạnh vì cây dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ cây sống thấp và phát triển không ổn định.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới

Bước 1: Chọn giống và ngâm ủ giống

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống dưa lưới tốt. Sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5h và  mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Cây dưa lưới con ươm từ hạt giống chất lượng
Cây dưa lưới con ươm từ hạt giống chất lượng

Bước 2: Gieo hạt dưa lưới

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm máttưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn với phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Bước 3: Trồng cây dưa lưới vào trong nhà kính

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu trồng vào trong các chậu nhựa trong nhà kính.

Tạo 1 lỗ đất vừa đủ sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.

Trồng dưa lưới trong nhà lưới
Trồng dưa lưới trong nhà lưới

 

Chăm sóc dưa lưới

Đất trồng cây dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt

Quả dưa lưới được chăm sóc kỹ càng trong nhà lưới
Quả dưa lưới được chăm sóc kỹ càng trong nhà lưới

Xem thêm: Nhà lưới trồng dưa lưới hiệu quả 

Kỹ thuật trồng cây dưa lưới ngoài trời

Về cơ bản, Trồng dưa lưới ở ngoài trời đều có các bước chọn, ngâm ủ giống và gieo hạt.

Bước 1: Chuẩn bị đất

Trước khi chuyển dưa lưới ra ruộng (vườn) chúng ta cần chuẩn bị đất. Đất được khoan từng lỗ lớn đường kính khoảng 30cm, sâu khoảng 50cm. Bón lót trước 1kg phân chuồng (phân hữu cơ) trộn với 1kg trấu. Sau đó lấp lại, chờ 1-2 tuần rồi mới trồng bầu dưa lưới vào luống.

Bước 2: Chọn giống và ngâm ủ giống

Bước 3: Gieo hạt dưa lưới 

Bước 4: chuyển dưa lưới con từ bầu sang đất vườn

Xem lại ở trong kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính

Bước 5: Chăm sóc dưa lưới trồng ngoài trời

Bón phân

Trong giai đoạn đầu khi chuyển ra vườn, cây con khá yếu nên cần khá nhiều nước và chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm 70g NPK 20-7-7 (hoặc 50g 30-10-10) giúp cây  con hấp thu thêm đạm tạo thân và lá giúp giảm thời tăng nhanh thời gian sinh trưởng của cây.

Npk 20-7-7-TE Đạm Phú Mỹ
Npk 20-7-7-TE Đạm Phú Mỹ

Khi cây bắt đầu cứng cáp và cho trái non thì bổ sung thêm phân 50g NPK 20-20-15 giúp quả nặng hơn, nhanh lớn hơn.

Khi quả bắt đầu chín lúc này bón phân 50g NPK 10 5 25 để cho quả ngọt hơn.

Phòng trừ sâu hại trên dưa lưới

Không như dưa lưới trong nhà lưới, nhà kính, Dưa lưới được trồng ngoài trời khá nhiều sâu hại

  • Bọ trĩ

Bọ trĩ là loài côn trùng phổ biến trên cây dưa lưới và rất nhiều loài cây khác. Để phòng trừ bọ trĩ có thể sử dụng như dùng bẫy dính côn trùng, chăn nuôi bọ rùa đỏ, ngắt bỏ những lá có bọ trĩ và cách ly chúng. Không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý bọ trĩ vì bọ trĩ là loại côn trùng có tính thích nghi cao với thuốc

Bọ rùa có thể phòng chống bọ trĩ
Bọ rùa có thể phòng chống được bọ trĩ và rệp muội
  • Rệp muội

Rệp muội là loại côn trùng gây nên muội đèn (nhiều nơi gọi là khói đèn) là lớp cặn mỏng có màu xám đen trên quả dưa lưới. Cách xử lý rệp muội vẫn là dùng bọ rùa và các loại thiên địch. Khi quả bị muội đèn thì xử lý muội bằng cách tưới ướt rồi dùng bàn chải đánh răng quét đi.

Rệp muội
Rệp muội
  • Nhện đỏ

Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.

Kiểm tra thường xuyên, nếu mật số nhện ít không cần phun thuốc vì có rất nhiều loài thiên địch ngoài tự nhiên có thể tiêu diệt nhện đỏ như: bù lạch 6 chấm bọ rùa., bọ xít nhỏ ăn thịt

nhện đỏ
nhện đỏ

.

Thu hoạch

Dấu hiệu nhận biết dưa lưới chín:

Dưa lưới chín sẽ có những dấu hiệu đặc trưng giúp người trồng nhận biết:

  • Màu sắc: Dưa lưới chín sẽ chuyển màu sắc đậm hơn, thường là màu vàng đậm, màu xanh đậm, hoặc màu cam đậm, tùy thuộc vào giống.

  • Hình dáng: Dưa lưới chín sẽ có hình dáng tròn đều, căng mọng, không bị lõm hay méo mó.

  • Âm thanh: Khi gõ nhẹ vào quả, dưa lưới chín sẽ phát ra âm thanh trầm, chắc, không bị vang.

  • Mùi hương: Dưa lưới chín thường có mùi thơm đặc trưng, nhẹ nhàng, dễ chịu.

  • Cảm giác: Khi chạm vào quả dưa lưới chín, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng vừa phải, không bị mềm nhũn hoặc quá cứng.

Kỹ thuật thu hoạch dưa lưới đúng cách:

  • Thời điểm thu hoạch: Nên thu hoạch dưa lưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi nhiệt độ không khí mát mẻ.

  • Cách thu hoạch: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như kéo cắt, dao sắc để cắt cuống dưa lưới, tránh làm dập nát quả.

  • Lưu ý:

    • Không nên thu hoạch dưa lưới khi quả còn xanh, chưa chín, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của quả.

    • Không nên thu hoạch dưa lưới khi quả quá chín, vì dễ bị nứt, hỏng, và giảm chất lượng.

Bảo quản dưa lưới sau thu hoạch:

  • Phương pháp bảo quản: Có thể bảo quản dưa lưới trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, độ ẩm thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.

  • Thời gian bảo quản: Dưa lưới có thể bảo quản trong thời gian ngắn từ 5-7 ngày.

  • Lưu ý:

    • Không nên bảo quản dưa lưới ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, vì sẽ làm hỏng dưa lưới.

    • Nên sử dụng bao bì thoáng khí để bảo quản dưa lưới, tránh bị úng nước, hư hỏng.

Tổng Kết

Việc trồng cây dưa lưới không khó nhưng cần hiểu và có nhiều kiến thức về loại cây trồng này. Bạn cần cập nhật nhiều thông tin về cây trồng sẽ giúp cho quá trình trồng và chăm sóc cây được ổn định nhất.

Chúc bạn thành công trong việc trồng cây dưa lưới và cho những quả ngọt đầu tiên.