Giới thiệu chung về ếch

Ếch là một loài thuộc lớp Lưỡng cư, trong bộ Anura. Đặc điểm về kích thước của chúng rất đa dạng, từ vài centimet đến hơn 30 centimet. Da của ếch là loại da trần, luôn ẩm ướt và có nhiều tuyến tiết nhầy giúp chúng duy trì độ ẩm. Mắt của ếch có hình dạng lồi và có mi giữ nước mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi sự mất nước.

Một đặc điểm quan trọng của ếch là chân sau của chúng. Chân sau của ếch là dạng chân dài và khỏe mạnh, được thiết kế để nhảy xa. Chân của ếch có màng bơi giữa các ngón chân, giúp chúng di chuyển trong nước một cách hiệu quả.

Ếch là động vật biến nhiệt, có nghĩa là cơ thể của chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Thay vào đó, ếch phụ thuộc vào môi trường xung quanh để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Khi môi trường lạnh, ếch sẽ trở nên lờ đờ và chậm chạp, trong khi ở môi trường nóng, chúng sẽ trở nên nhanh nhẹn và hoạt động nhiều hơn.

Nuôi ếch là mô hình mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, ếch rất dễ nuôi hầu hết có thể nuôi ở mọi nơi trên đât nước ta. Có nhiều loại mô hình nuôi ếch như, nuôi ếch trong bể xi măng, nuôi ếch trong ao đất, nuôi ếch trong lồng…Những mô hình này các nhà nuôi ếch lâu năm hầu như biết rất rõ, nên trong khuông khổ bài viết này mình chỉ giới thiệu kỹ thuật nuôi ếch cho người mới, chưa biết kiến thức gì về ếch thôi nhé.

.

Nuôi ếch trong hồ xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi ếch trong hồ xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giá trị kinh tế của ếch thịt

Giá trị dinh dưỡng của ếch thịt

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng

Để dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu nuôi ếch mình sẽ hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch trong hồ xi măng cho mọi người, vì nó là mô hình dễ làm và có nhiều ưu điểm nhất

Tập tính của loài ếch

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về tập tính chung của Ếch. Mỗi thời điểm trong vòng đời đều có cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng khác nhau. Ếch có phương thức sinh sản bằng cách đẻ trứng, nhưng quá trình phát triển của chúng rất đặc biệt và phức tạp. Sau khi ếch đẻ trứng, trứng sẽ nở ra thành các nòng nọc. Những nòng nọc này sống dưới nước và có thể hít oxy từ môi trường nước thông qua da.

Quá trình phát triển của nòng nọc tiếp tục và chúng trải qua một giai đoạn biến thái tại đó chúng trở thành ếch non. Trong giai đoạn này, ếch non phát triển các cặp chân và phổi để có thể sống trên cạn. Khi đã phát triển đủ, ếch non sẽ rời môi trường nước và bước vào cuộc sống trên cạn.

Quá trình từ trứng, qua nòng nọc, sau đó là giai đoạn biến thái thành ếch non là một trong những giai đoạn quan trọng và đa dạng nhất trong vòng đời của ếch. Nó cho phép chúng thích nghi với các môi trường sống khác nhau, từ nước đến cạn, và mở ra cơ hội cho sự phát triển và sinh sản của loài.

Vòng đời của ếch
Vòng đời của ếch (nguồn: https://mngiaquat.longbien.edu.vn/)

Xây hồ xi năng để nuôi ếch

Quy trình xây hồ

Chọn vị trí phù hợp là yếu tố quang trọng khi nuôi ếch, hồ ếch phải được đặt ở nơi thoáng mát, rộng rãi gần ao hồ tự nhiên càng tốt, tuy nhiên ếch là loài khá nhút nhát, nó thường bỏ trống khi phát hiện có mối nguy, nên nơi nuôi ếch cũng phải chọn nơi yên tĩnh, ít ồn ào. Phía trên hồ ếch bà con nên dùng lưới che nắng để che mát cho hồ. Không được che toàn phần, che kín hồ vì ếch là loài lưỡng cư nên rất cần hấp thụ ánh sáng để sưởi ấm cơ thể, phải chừa một khoản trống để ếch tắm nắng.

Hồ nuôi ếch xây thành hình chữ nhật có diện tích 6m – 10m thành cao 1,1m – 1,5m. Dưới đáy đổ xi măng để chứa nước và để tránh việc ếch đào hang, trên thành hồ phủ bạt trơn từ đáy lên giữa hồ để tránh ếch bám vào thành hồ mà thoát ra ngoài.

Đáy hồ khi xây bà con cho độ nghiên của đáy từ 3% – 5% hướng về ống thoát nước để cho việc thay nước được dễ dàng. Ống thoát nước phải buộc lưới ở đầu ống tráng việc ếch theo lỗ ống mà thoát ra ngoài còn đầu còn thại bà con làm một cái nút để đậy miện ống, khi nào thoát nước mới mở ra.

Trong hồ bà con bỏ thêm giá thể như gỗ, bè tre, xốp để ếch có thể leo lên tắm nắng, ngoài ra cần bỏ thêm bèo, lục bình để ếch có chỗ làm nơi trú ẩn hoặc tránh ánh nắng gắt.

Xung quanh khu vực nuôi ếch bà con nên dựng hàng rào thép để trách trộm cắp, chuột, rắn vào bắt mất ếch nhà mình.

Hồ xi măng dùng dể nuôi ếch.
Hồ xi măng dùng dể nuôi ếch.

Cách xử lý bể xi măng mới khi nuôi ếch

Đối với các hồ nuôi ếch mới, 1 tháng trước khi bắt đầu nuôi cần ngâm nước để bớt mùi xi măng trong hồ. Theo kinh nghiệm nuôi ếch lâu năm bà con có thể dùng thân cây chuối, bằm ra cho vào hồ đê giảm mùi nhanh chống. Đồng thời có thể sử dụng thuốc tím, vôi sống, chlorine để ngâm hồ cũng được, thời gian ngâm 1 tháng hoặc hơn cho chắc.

Sau 1 tháng ngâm thoát nước hoàn toàn trong hồ, đợi cho khô sau đó đổ nước mới vào hồ, độ sâu nước từ 30cm – 40cm, nhiệt độ ổn định từ 22 độ – 28 độ, độ pH duy trì từ 6,5 – 7 là ổn.

Thêm giá thể cho ếch leo lên tắm nắng.
Thêm giá thể cho ếch leo lên tắm nắng.

Cách chọn giống trong kỹ thuật nuôi ếch.

Chọn giống ếch là một việc rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi ếch, hiện nay có khá nhiều giống ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao trên thị trường, cũng có nhiều giống được nhập từ ngước ngoài như ếch Thái. Nhưng để hiệu đạt hiệu quả cao trong những lần đầu nuôi ếch bà con nên chọn các giống ếch dưới đây:

Ếch đồng Việt Nam: Ếch đồng Việt Nam có trọng lượng từ 50 – 200g mỗi con, có thịt săn chắc được đánh giá khá cao về chất lượng, hiện nay ếch đồng của Việt Nam cũng đang dần được chuyển hướng nuôi trong hồ để nâng cao giá trị kinh tế.

Ếch đồng Việt Nam.
Ếch đồng Việt Nam.

Ếch Thái Lan: Trọng lượng trung bình từ 200 – 400g to gấp đôi so với ếch đồng việt nam, giống ếch này từ lâu đã được dùng để nuôi tập trung nên cho hiệu quả kinh tế cao.

Ếch Thái to bự nhiều thịt.
Ếch Thái to bự nhiều thịt.

Tiêu chuẩn chọn giống ếch nuôi.

  • Màu sắc: Ếch giống phải có màu vàng sậm, da bóng và đẹp, không bị bệnh, không bị dị tật.
  • Độ tuổi: Ếch giống nên đạt độ tuổi 1,5 tháng tuổi, kích thước cơ thể phát triển lên từ 4 – 6cm.
  • Nên chọn giống cùng lứa với nhau, có kích thước đồng đều, tránh việc con to con nhỏ cắn nhau.
Chọn giống ếch to khỏe không bệnh dị tật để thả nuôi.
Chọn giống ếch to khỏe không bệnh dị tật để thả nuôi.

Thời gian và mật độ thả giống khi nuôi ếch

Thời gian thả giống từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.

Mật độ ếch trong hồ còn tùy thuộc vào giai đoạn nào của quá trình nuôi, khi mới thả giống thì mật độ tương đối dày, sau một thời gian giãn độ dày xuống.

  • Tháng thứ nhất: nuôi từ 100 – 200 con/m2.
  • Tháng thứ 2: từ 100 – 150 con/m2.
  • Tháng thứ 3: nuôi từ 80 – 100 con/m2

Trong gia đoạn nuôi ếch sẽ sinh sản và phát triển, bà con nên chú ý phân loại ếch để có từng môi trường thích hợp cho sự phát triển của ếch.

Trước khi thả giống phải tắm rửa, vệ sinh cho ếch trong nước muối hoặc dung dịch tẩy trùng, để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh và bụi bẩn. Các dung dịch có thể dùng để tắm cho ếch là dung dịch muối pha loãn hoặc kali pemanganat. Mỗi lần tắm từ 20-30 phút.

Mật độ nuôi ếch trong một hồ.
Mật độ nuôi ếch trong một hồ.

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi ếch

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi ếch là một yếu tố quan trọng quyết định ếch lớn nhanh, to khỏe, tăng hiệu quả kinh tế.

Ếch là loài ăn tạp chúng có thể ăn các loại thức ăn như:

Cá nhỏ, tôm, cá tạp, thịt trai, thịt sò, nội tạng động vật, các phế phẩm từ lò mổ, trùng quế, giung đất, côn trùng, sâu bọ…và cám viên.

Cho ếch ăn cá sống, nhỏ tương ứng với trọng lượng cơ thể.
Cho ếch ăn cá sống, nhỏ tương ứng với trọng lượng cơ thể.
Nuôi ếch cũng có thể sử dụng cám viên cho nó ăn.
Nuôi ếch cũng có thể sử dụng cám viên cho nó ăn.

Khẩu phần ăn hằng ngày của ếch

Lượng thức ăn hằng ngày của ếch phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

  • Lượng thức ăn hằng ngày 7% -10% tương ứng với trọng lượng cơ thể ếch từ 3 – 30g/con.
  • Lượng thức ăn hằng ngày từ 5% – 7% tương ứng với trọng lượng cơ thể ếch từ 30 – 150g/con.
  • Lượng thức ăn hằng ngày từ 3% – 5% tương ứng với trọng lượng cơ thể ếch từ trên 150g/con.

Thời gian cho ếch ăn được chia thành nhiều lần khác nhau trong ngày.

Khi ếch nuôi đạt đến trọng lượng 3 – 100g thì cho nó ăn từ 3 – 4 lần/ngày, chiều tối và 8-9h đêm cho ăn nhiều hơn sang và trưa.

Khi ếch đạt trọng lượng trên 100g thì cgho ăn 2 – 3 lần/ngày.

Cho ếch ăn trong kỹ thuật nuôi ếch trong hồ xi măng.
Cho ếch ăn trong kỹ thuật nuôi ếch trong hồ xi măng.

Chế biến thức ăn khi nuôi ếch

Có thể cho ếch ăn cá sống nhưng khi cho ăn cá sống bà con cần lưu ý.

Cá cần phải tương ứng với kích thước cơ thể của ếch, tránh cho ăn những con cá quá to khiến ếch ko nuốt được.

Cho ăn đúng lượng thức ăn, không nên cho ăn quá nhiều, ếch ăn không hết lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm nguồn nước.

Cá sống cho ếch ăn quá 2 tiếng mà vẫn còn thì vớt ngay ra.

Khi nuôi ếch nếu cho ăn bằng các loại cá to thì phải cắt hoặc băm vụng ra cho ếch dễ ăn.

Ngoài cá ra bà con cũng nên cho ếch ăn trùng quế để bổ xung lượng đạm, tốt hơn hết là nuôi trùng quế cho ếch để tăng hiệu quả kinh tế và giảm chi phí. Tự nuôi trùng quế rất dễ bà con có thể tìm trên mạng có rất nhiều.

Ngoài trùng quế bà con cũng có thể dùng cám viên trộn thêm vitamin, men tiêu hóa để nuôi ếch.

Tự nuôi trùng quế cho ếch ăn.
Tự nuôi trùng quế cho ếch ăn.

Chăm sóc ếch khi nuôi trong hồ xi măng

Thay nước trong hồ

Với kỹ thuật nuôi ếch trong hồ xi măng bà con lưu ý cần thay nước thường xuyên.

Trong tháng đầu thả giống thay nước liên tục từ 2 – 3 ngày/lần duy trì mực nước 30cm.

Đến tháng tiếp theo thay nước 1 lần/ ngày (ngày nào cũng thay) mực nước duy trì 15cm.

Thay nước vào buổi sáng và trước khi cho ếch ăn sáng.

Nếu dùng nước từ giếng khoan thì phải có hồ dự trữ nước, bơm vào đó 1 ngày trước khi thay để loại bỏ mùi kim loại trong nước. không được bơm trực tiếp vào hồ.

Thay nước thuyền xuyên khi nuôi ếch trong hồ xi măng.
Thay nước thuyền xuyên khi nuôi ếch trong hồ xi măng.

Phân ếch thành từng đàn

Trong quá trình thay nước bà con cần chú ý quan sát và phân loại các con ếch bị bệnh để tránh bị lây lan và các con ếch có kích thước nhỏ để tránh việc con lớn cắn chết con nhỏ.

Chăm sóc ếch thường xuyên

Cứ 2 tuần thì bế đàn ếch đi cân 1 lần, để theo giỏi sự tăng tưởng của ếch từ đó điều tiết lượng thức ăn cho phù hợp, tránh việc cho ăn thừa sẽ dẫn đến lãng phí.

Tạo thói quen ăn đúng giờ cho đàn ếch, cứ đúng giờ là nó chuẩn bị tâm lý đi ăn.

Nuôi ếch tránh gây ra cảm giác hoản sợ, vì ếch là loài khá là nhát nên bà con đừng la hét, đập gõ, luôn tạo cảm giác thân quen với chúng, để tránh trình trạng đàn ếch bạo loạn trong hồ.

Cần chú ý dọn vệ sinh xung quanh hồ nuôi ếch, trồng thêm sả xung quanh hồ vì nghe nói rắn rất sợ mùi sả.

Chú ý kiểm tra những con nằm dưới nước không chịu ngoi lên và những con nằm trong hốc kẹt.

Nuôi tầm 3 tháng ếch bắt đầu ăn ít lại, gian đoạn này là giai đọn chúng tập trung phát triển thịt, đùi nên bà con đừng lo lắng.

Thường xuyên cung cấp thuốc kháng sinh nhẹ, vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng của ếch.

Thường xuyên kiểm tra ếch nuôi để khắc phục vấn đề nếu có.
Thường xuyên kiểm tra ếch nuôi để khắc phục vấn đề nếu có.

Cách trị một số bệnh thường gặp của ếch

Bệnh đường ruột của ếch

Nguyên nhân là do đàn ếch ăn phải thức ăn thừa, thức ăn ô thiu, làm cho phần bụng trương phồng lên bất thường, khó khăn trong việc bơi lội.

Giải pháp là bà con bắt riêng từng con và tập trung chúng lại trong một hồ khác, sử dụng ganidan, berberin trộn với thức ăn cho chúng ăn 3-5 ngày liên tục là khỏi.

Hoặc dụng sunphadiiazinc liều lượng 4-5g/kg thức ăn trộn đều và cho chúng ăn từ 4-5 ngày liên tục.

Chú ý là trước khi cho ăn bỏ đói đang ếch từ 1-2 ngày để kích thích sự ăn.

Phòng và trị bệnh đường ruột khi nuôi ếch.
Phòng và trị bệnh đường ruột khi nuôi ếch.

Bệnh giun sán

Khi nuôi ếch bà con sẽ hay gặp phải bệnh giun sán trên ếch, nguyên nhân là do nguồn nước của hồ hoặc sán trong nguồn thức ăn. Ếch thường mắc sán lá, sán xơ mít, giun ký sinh.

Điều trị bằng thuốc sổ giun, sán hoặc dùng piperacilin tỉ lệ 0,1% trộn với thức ăn cho ăn vài lần là hết.

Phòng và trị bệnh giun sán có trên ếch.
Phòng và trị bệnh giun sán có trên ếch.

Bệnh mù mắt của ếch

Khi nuôi ếch bà con cần quan sát kiểm tra xem con nào mắt trắng đục thì đích thị nó bị mù, nếu để lây lan thì ếch sẽ chết, nuôi ếch trong hồ xi măng rất dễ gặp bệnh này.

Giải pháp điều trị là bắt từng con bị trắng đục mắt ra, ngâm trong oidien liệu lượng 3-5%/m2, nếu ếch bị vẹo cổ thì dùng thêm norocien với liều lượng 100g/500 – 700kg ếch thịt.

Thời gian điều trị 4-5 ngày, nếu chưa khỏi thì kéo dài thười gian đến lúc khỏi hoàn toàn.

Những con có biểu hiện chết dần vì bệnh mù mắt cần bắt ra tiêu hủy để tránh lây lan thành dịch.

Vì nuôi ếch trong hồ xi măng nước khá sạch, không có bùn đất nên bà con chịu khó quan sát để phát hiện các con ếch bị bệnh mù mắt mà xử lý kịp.

Bệnh mù mắt ở ếch.
Bệnh mù mắt ở ếch.

 

Bệnh nghẹo cổ của ếch.
Bệnh nghẹo cổ của ếch.

Bệnh ăn nhau của ếch

Trong hồ xi măng nếu nuôi ếch dày quá, sẽ làm cho ếch phát triển không đồng đều nên gây ra tình trạng tranh giành thức ăn, con lớn sẽ ăn luôn con nhỏ.

Cách xử lý là bà con thường kiểm tra hồ nuôi ếch, phân loại và tách các con nhỏ qua hồ khác để nuôi, cung cấp đủ lượng thức ăn cho hồ ếch và kiểm tra trình trạng sau 2 tiếng cho ăn, nếu tụi nó còn nháo nhào chứng tỏ chúng chưa được ăn no.

Thu hoạch ếch

Bà con có thể thu hoạch ếch sau 3 – 3,5 tháng nếu kỹ thuật nuôi ếch của bà con đúng, thu hoạch trong hồ xi măng cũng dễ, mỗi con có thể nặng từ 200 – 300g/con.

Trước khi thu hoạch bỏ đói ếch khoản 1 ngày, xả hết nước trong hồ dùng vợt hoặc lưới để bắt ếch.

Bắt hết ếch thì vệ sinh hồ để chuẩn bị nuôi lứa mới.

Mô hình nuôi ếch trong hồ xi măng là mô hình dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao nhất trong số các mô hình nuôi ếch hiện nay. Chúc bà con nuôi ếch thành công.

Tổng kết

Nuôi ếch là một mô hình kinh tế hiệu quả và phù hợp với nhiều hộ gia đình. Việc nuôi ếch có thể mang lại lợi nhuận cao vì ếch là loại thực phẩm phổ biến và có nhu cầu tiêu thụ ổn định trên thị trường.

Áp dụng kỹ thuật nuôi ếch khoa học giúp tăng năng suất và lợi nhuận. Bằng cách chọn giống ếch phù hợp, quản lý dinh dưỡng, môi trường sống và sức khỏe của ếch, người nuôi có thể đạt được hiệu suất cao trong hoạt động nuôi trồng. Kỹ thuật nuôi ếch cũng giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tổn thất và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chúc các bạn thành công, Nếu các bạn thấy bài viết này hay và hữu ích thì hãy tích cực share bài viết lên mạng xã hội để lan tỏa giá trị đến với cộng đồng nha.

30s dành cho quảng cáo:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

  • Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
  • Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
  • Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
  • Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
  • Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
  • Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
  • Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
  • Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân