GIỚI THIỆU

  • Nguồn gốc lịch sử: Cà chua (Solanum lycopersicum L) thuộc họ Cà. Có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập vào châu Âu từ thế kỉ 16 sau đó được người Bồ Đào Nha mang đến Việt Nam vào khoảng những năm 1500-1600.
  • Giá trị dinh dưỡng: Cà chua là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như Vitamin A, C, E, K, B6, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Ngoài ra, còn chứa nhiều chất xơ, nước và calo mang lại nhiều lợi ít cho sức khỏe con người

YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

  • Khí hậu: Thích hợp nhiệt độ từ 21-24oC, Cà chua cho nhiều hoa khi nhiệt độ ngày đêm chênh lệch 4-5o Cường độ ánh sáng tối thiểu để cây tăng trưởng là 2000-3000 lux.
  • Nước: Cà chua cần tương đối nhiều nước để sinh trưởng và phát triển đặc biệt là trong thời gian ra hoa đậu quả. Vì thế, cần cân nhắc lượng nước tưới cho cây tùy theo giai đoạn sinh trường, thời tiết và mật độ trồng.
  • Đất: Cà chua có thể phát triền trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất mùn, đất phù sa và đất cát. Độ pH trung bình của đất trồng là khoảng 6-6.5, nếu đất chua hơn cần bón thêm vôi.

GIỐNG

  • Các giống cà chua phổ biến: Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và điều kiện từng khu vực mà nhà vườn có thể chọn giống cà chua phù hợp, những giống cà chua phổ biến hiện nay như là cà chua Kim Cương đỏ, cà chua chịu nhiệt Smile, cà chua Arka F1, Cà chua cherry, cà chua bi,…
  • Nhà vườn có thể mua cây giống khoảng 1 tháng tuổi tại các vườn ươm uy tín để trồng hoặc trồng từ hạt giống bằng cách mua hạt, lấy hạt từ những quả chính mọng sau đó ươm mầm trong túi giá thể để tối ưu chi phí theo sát quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngay từ đầu.

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CÀ CHUA

  • Chọn đất
    • Không chọn đất trồng gần các nguồn nước ô nhiễm, có nhiều chất thải như khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,…
    • Có thể trồng cà chua trên đất lúa hay trên đất canh tác sau vụ bắp cải, hành tây, dưa leo và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm.
  • Chuẩn bị đất
    • Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của mùa vụ trước, tiêu diệt nơi ở, nơi ẩn nấp của côn trùng có thể gây hại cho cà chua.
    • Rải vôi và cày xới đất để tiêu diệt một số loại nấm hại trên mặt đất
    • Phơi đất 7-10 ngày trước khi trồng để cải thiện cấu trúc đất và kích thích vi sinh vật có lợi cho cây
    • Lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi cho mùa khô và 25-30cm, rãnh 30cm và mặt luống rộng 90cm trồng hàng đơn cho mua mưa
    • Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế chất dinh dưỡng bị nước tưới, mưa rửa trôi cũng như hạn chế cỏ hại và sâu bệnh gây hại cho cà chua.

 THỜI VỤ TRỒNG

Ở Việt Nam hiện nay thời vụ trồng cà chua được chia thành 3 vụ:

  • Vụ Đông – xuân: gieo trồng tháng 10-11 dương lịch và thu hoạch tháng 1-2 năm sau.
  • Vụ Xuân – hè: gieo trồng tháng 12-1 dương lịch và thu hoạch tháng 3-4.
  • Vụ Hè – thu: gieo trồng tháng 6-7 dương lịch và thu hoạch tháng 9-10.

MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH VÀ THỜI GIAN TRỒNG

  • Mật độ, khoảng cách
    • Trồng trên đất:
      • Khoảng cách tối thiểu giữa hai hàng là 80cm
      • Mỗi cây cách nhau 60cm trở lên
    • Trồng trên túi giá thể:
      • Khoảng cách giữa hai túi giá thể là 30-50cm tùy vào kích thước túi và giống cây cà chua.
      • Lưu ý:
      • Sau khi trồng phải tưới nước ngay để giữ ấm
      • Dự phòng 5% cây giống đúng tuổi để dặm lại (trồng ra khu riêng biệt hoặc ra ruộng để tiện cho việc bứng dặm sau này).
      • Sau khi trồng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra tình trạng cây trồng và dặm lại cây chết.
    • Thời gian thích hợp để xuống giống
      • Thời gian trồng cà chua hợp lí nhất trong ngày là khi không còn nắng, khoảng 3-5h chiều nếu ở vụ Đông Xuân còn hai vụ Xuân Hè và Hè Thu thì nên gieo trồng muộn hơn vào chiều tối.
      • Cà chua sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi thời tiết mát mẻ, không nắng gắt vì thế cần ưu tiên những ngày này để gieo trồng cà chua.

PHÂN BÓN

  • Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.
  • Lượng phân bón sử dụng cho 1000m2 trồng cà chua
    • Phân hưu cơ: Khoảng 2 tấn, nếu không có phân hưu cơ có thể dung phân vi sinh tương đương 20kg.
    • Phân hóa học: Ure: 30kg + NPK 16-16-8: 25kg + Super Lân: 40kg và Sulfat kali: 30kg
  • Cách bón phân:
    • Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân + 5kg NPK 16-16-8.
    • Bón thúc: 4 lần bón thúc
      • Lần 1: (10-15 ngày sau khi trồng): 7kg Ure + 7kg Kali + 5kg NPK
      • Lần 2: (22-25 ngày, bắt đầu có nụ hoa): 7kg Ure + 7kg Kali + 5kg NPK. Cần kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày/ lần.
      • Lần 3: (lúc hoa rộ): 7kg Ure + 7kg Kali + 5kg NPK
      • Lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiền): 7kg Ure + 7kg Kali + 5kg NPK
  • Sau khi thu hoạch cần bón thúc thêm cho cây để giúp cây phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cây và đảm bảo năng suất cho mùa sau đối với các giống cà chua dài ngày.

 

KĨ THUẬT CHĂM SÓC

  • Tưới nước
    • Thời điểm tưới: Sáng sớm hoặc chiều mát
    • Phương pháp tưới: Tưới trực tiếp vào thân hoặc đất, không tưới lên lá
    • Tần suất tưới: Cân linh hoạt điều chỉnh tần suất và lượng nước tưới phù hợp cho cây. Thông thường tưới 1 lần/ngày khi cây mới phát triển và 2-3 ngày/lần khi cây trưởng thành. Khi cây ra hoa đậu quả cần tăng lượng nước vào mỗi lần tưới.
    • Có thể sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
  • Vun xới
    • Sau khi trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém.
  • Làm giàn
    • Cà chua là loại thân leo, nên khi trồng cà chua bà con nông dân thường dùng các loại dây để treo cà chua,
    • Dùng dây cố định các các cành cây vươn ra vào cộc giàn giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
    • Bấm ngọn và tỉa cành
    • Mục đích là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây, loại bỏ những cành lá bị sâu bệnh, tạo sự thông thoáng cho khu vườn và môi trường quang hợp tốt cho cây.
  • Lưu ý:
  • Mạnh dạn loại bỏ cây bệnh, quả bệnh, sâu,… mùa mưa thì tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng.
  • Gom lá bệnh tiêu hủy xa vườn trồng hoặc gom tập trung để ủ làm phân hưu cơ.
  • Sử dụng những phương pháp kĩ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả chăm sóc như tưới nhỏ giọt.

PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH

Các loại sâu hại phổ biến thường gặp khi trồng cà chua

  • Sâu đục trái cà chua
    • Đặc điểm: Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, vết đục ngọn, không nham nhở.
    • Tập tính: Hoạt động vào ban đêm, bay khỏe và xa, đẻ trứng trên lá và nụ hoa.
    • Gây hại: Sâu thâm nhập làm giảm giá trị cà chua, dễ bị thối quả. Các chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này.
  • Ruồi hại lá
    • Đặt điểm: Là loài ruồi nhỏ, màu đen, sâu non là dạng dòi, không chân màu trắng, nhộng màu nâu vàng dính trên lá ở cuối đường đục hoặc rơi xuống đất. Vòng đời trung bình 25-30 ngày.
    • Tập tính: Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá. Sâu non tạo những đường đục ngoằn nghèo.
    • Gây hại: Làm giảm khả năng quang hợp, tạo điều kiện cho vi khuần và nấm xâm nhập, giảm năng suất cây trồng
  • Bọ phấn
    • Đặc điểm: Sâu bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi chúng ở mặt dưới lá và lột xác, sống cố định cho đến lúc trưởng thành.
    • Tập tính: Hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.
    • Gây hại: Hút nhựa cây làm cây bị héo, ngã vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển.
  • Bọ trĩ
    • Đặc điểm: Chích hút ở lá non để lại những đóm tròn như giọt dầu, ở giữa có chấm vàng sau biến thành nâu đen.
    • Tập tính: Bọ trĩ rất nhỏ, màu vàng nhạt, di chuyển nhanh.
    • Gây hại: Chồi non, lá non, nụ hoa khi bị hại không phát triển, cánh hoa bị quăn lại.

Ngoài ra, còn một số loại sâu hại gây bệnh cho cà chua như bọ cưa, sâu khoang, sâu xám,… Nhà vườn cần thường xuyên theo dỗi cây trồng để kịp thời ngăn chặn và phát hiện khi sâu hại chưa lan rộng.

Các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh phổ biến và mang lại hiệu quả cao:

  • Biện pháp vật lý: Sử dụng keo, bẫy hoặc tay bắt để ngăn chặn sâu hại khi chưa phát triền, số lượng ít. Tuy nhiên, có một giải pháp tốt ưu và ít tốn công hơn là sử dụng lưới chắn côn trùng, đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với các loại sâu hại gây bệnh cho cà chua.
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học tuy nhiên cần hạn chế sử dụng phương pháp này vì có thể gây hại cho người canh tác và đất trồng.
  • Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài thiên địch để ngăn chặn sâu hại như bọ rùa, bọ ngựa,…

Các loại bệnh hại phổ biến thường gặp khi trồng cà chua

  • Bệnh xoăn lá
    • Triệu chứng:
      • Lá xoăn vào trong, hướng lên trên
      • Cây phát triển chậm, còi cọc hoặc lùn
      • Số hoa và chùm hoa giảm
      • Trái sượng, có đốm
    • Biện pháp phòng trừ
      • Bón phân đầy đủ cho cây trồng
      • Chọn giống ít nhiễm bệnh
      • Lưới chắn côn trùng (chắn côn trùng môi giới)
      • Sử dụng thuốc hóa học theo hướng dân.
  • Bệnh đóm vòng
    • Triều chứng
      • Vết bệnh màu nâu sẫm, có các vòng tròn đồng tâm màu đen, hơi lõm thường xuất hiện ở phía dưới các lá già, trên cuống quả hoặc trên thân cây
    • Biện pháp phòng trừ
      • Lên luống cao, thoát nước tốt
      • Kiểm soát độ ẩm vườn trồng
      • Trồng cây với mật độ thích hợp
      • Hạn chế tưới nước lúc chiều mát khi cây bệnh
  • Bệnh héo rũ
    • Triệu chứng
      • Lá héo vàng, thân cây thối, màu nâu hoặc xám, trên vết bệnh thường có lớp trắng ngà
      • Cây con héo rũ ngay sau khi nảy mầm
    • Biện pháp phòng trừ:
      • Luân canh với cây trồng họ khác
      • Hạn chế tưới nước quá ẩm
      • Lên luống cao ráo, thoát nước tốt
  • Lưu ý:
    • Cần kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ để đạt hiệu quả tốt
    • Theo dỗi vườn cây thường xuyên để kịp thời xử lý bệnh
    • Cần tuân thủ hướng dẫn nếu có sử dụng thuốc hóa học

 

THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Thu hoạch

  • Tùy theo mục đích sử dụng và giống cà chua mà nhà vườn thu hoạch cà chua theo giai đoạn thích hợp. Khi chín cà chua sẽ chuyển từ vàng sang đỏ và đậm dần theo thời gian.
  • Thông thường sẽ xuất hiện quả chín sau khoảng 60-70 ngày với giống ngắn ngày thu hoạch một lần và 70-80 với giống cà chua dài ngày thu hoạch nhiều lần.

Bảo quản

  • Tránh để cà chua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nguồn nhiệt
  • Không xếp chồng cà chua lên nhau vì sẽ làm cà chua bị dập nát
  • Lau sạch bụi bẩn, loại bỏ phần cuống và úp ngược lên để giữ được lâu hơn
  • Không nên rửa cà chua sớm vì sẽ dễ làm cà chua hư, thối.
  • Bảo quản được cà chua lâu hơn nếu ở trong kho lạnh.
  • Nên sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng tốt nhất.