Nội Dung Bài Viết
Giới thiệu
Mô hình nuôi lươn không bùn trong hồ xi măng hoặc hồ lót bạt là một hướng đi mới, dần được sự quan tâm của người nuôi, do khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn truyền thống như: lươn chui rúc trong bùn nên rất khó theo dõi số lượng, tình hình tăng trưởng, hay phát hiện dịch bệnh…
Hơn nữa nuôi lươn không bùn có khả năng phát triển cao, đáp được ứng nhu cầu của thị trường.
Để lươn sinh trưởng và phát triển tốt chúng phải được nuôi trong môi trường phù hợp với đặc tính sống của chúng.
Giá trị kinh tế của lươn
Giá trị dinh dưỡng của Lươn
Môi trường sống của lươn.
- Nhiệt độ nước từ 22-28 độ C, khi nhiệt độ xuống dưới 18 độ C lươn giảm ăn, nhiệt độ nước xuống dưới 15 độ C hoặc vượt 32 độ C lươn ngừng ăn hẳn.
- Hàm lượng oxy trong nước >2mg/l
- Hàm lượng NH3 < 2mg/l
Nuôi lươn không bùn là gì?
Mô hình nuôi lươn không bùn (hay còn được gọi là nuôi lươn không nền đáy) là một trong những phương pháp nuôi lươn thâm canh, đang được rất nhiều bà con khắp cả nước áp dụng và đổi đời từ đây. Với Giá lươn tại thời điểm hiện tại rơi vào khoảng 70-80.000 đ/kg. Thì bà con nông dân có thể có thu nhập
Thiết kế hồ nuôi lươn không bùn.
Lươn có thể được nuôi trong hồ xi măng hoặc hồ lót bạt. Với những ai đã từng nuôi heo, thì bà con có thể tận dụng lại các chuồn heo cũ để nuôi Lươn.
Hồ nuôi lươn tốt nhất nên thiết kế theo hình chữ nhật, có diện tích từ 6-20m2, thành hồ cao từ 0.8-1m độ dày tường tùy vào sở thích của mỗi người nuôi, mặt trong hồ bà con nên ốp gạch men hoặc các vật liệu trơn.
Với hồ lót bạt (có thể sử dụng bạt lót hồ tôm để làm hồ nuôi lươn) bà con cần phải làm khung đỡ cho hồ, vật liệu làm khung có thể là gỗ hoặc sắt, diện tích hồ có thể từ 4-10m2, không nên làm hồ lót bạt quá lớn.
Dù là hồ nuôi bằng xi măng hay hồ nuôi bằng bạt lót, thì bà con cũng chú ý thiết kế hệ thống thoát nước trong hồ thuận tiện cho công việc chăm sóc và thay nước cho lươn. Mặt đáy phải có độ nghiêng về phía cống thoát nước khoảng 2-5cm để có thể thải thức ăn thừa, chất thải của lươn hay tháo cạn nước khi cần. Ống thoát nước nên sử dụng ống nhựa PVC, trên thân ống có khoan lỗ hoặc dùng lưới chặn miệng ống mục đích là để cho lươn không bị cuốn trôi theo dòng nước.
Phía trên hồ nuôi lươn bà con sử dụng lưới che nắng để tạo độ mát và hạn chế nươc mưa rơi xuống hồ. trong hồ bà con có thể thả bèo hoặc lục bình để giữ nhiệt độ nước ổn định. Ngoài hồ nuôi lươn thương phẩm, cần thêm một hồ nước dự trữ để lọc và thay nước lúc cần thiết.
Ngoài ra bà con cần làm giá thể cho lươn trú ẩn, có hai loại giá thể như sau, một là dùng dây nilon, dây nhựa bó thành chùm thả trong hồ nuôi từ lúc mới nuôi đến lúc thu hoạch, mỗi hồ có từ 5-10 chùm dây, đây là loại giá thể được khuyến cáo nên sử dụng nhiều nhất. Loại thứ 2 là khung tre đan hoặc ống nhựa ống, ống tre.
Với những hồ cũ sau khi suất lươn cần tháo cạn nước, vệ sinh hồ sạch sẽ và phơi hồ từ 25-30 ngày sau đó mới thả lứa lươn tiếp theo vào. Với những hồ mới đầu tiên bơm nước vào đầy hồ, sau đó ngâm với vôi sống hoặc thuốc tím từ 2-3 ngày, tháo kiệt nước, lặp lại hành động đóng từ 3-4 lần là có thể thả lứa giống đầu tiên vào rồi.
Chọn giống và thả nuôi lươn không bùn.
Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng đặc trưng của loài, bơi nhanh nhẹn, da không bị trầy xước, mất nhớt. Cỡ giống khoảng 300 – 500 con/kg. Đặc biệt lươn giống nhân tạo này đã được thuần bằng thức ăn viên.
Thời vụ nuôi thích hợp từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch đối với Miền Bắc, còn đối với Miền Nam thì có thể nuôi lươn quanh năm. Mùa sinh sản của lươn là khoản tháng 3-4 có nơi còn trễ hơn, nên sau khi ươm giống khoản 2-3 tháng mới đạt chuẩn để xuất giống, nên chọn giống bằng phương pháp bán nhân tạo tại những địa điểm bán giống uy tín. Kích cỡ lươn giống tốt nhất là 40-60 con/kg, kích cỡ con giống phải đồng đều và không bị xây xát, tránh lựa chọn các con giống thuần được đánh bắt trong tự nhiên.
Mật độ thả nuôi thích hợp từ 70-100 con/m2, sau khi có nhiều kinh nghiệm nuôi và các thiết bị trục nước hỗ trợ, bà con có thể nuôi với mật dộ dày hơn. Trước khi thả nuôi nên cho tắm nước muối từ 5-10 phút để khử trùng cho lươn và loại bỏ ký sinh trùng.
Thời điểm thả thích hợp là lúc trời mát, thả nhẹ nhàng vào hồ. Giai đoạn đầu khi mới thả vào bể, lươn có thể bị sốc và bỏ ăn do thay đổi môi trường đột ngột vì vậy phải ngưng cho lươn ăn từ 3-4 ngày đồng thời sử dụng vitamin C pha loãn tạt vào hồ nuôi lươn.
Quản lý các bể (ao nuôi lươn)
Mức nước: Duy trì mực nước trong bể nuôi lươn không bùn trong suốt quá trình nuôi từ 20 – 50cm (vừa ngập các giá thể) khi cho ăn hạ mực nước xuống thấp, khi trời nắng nóng cần bơm thêm nước vào ao. Lượng nước thay 100% trước hoặc sau khi cho ăn 1 – 2 tiếng, 1 – 2 lần/ngày. Với mật độ nuôi dày, nên thay nước 2 lần/ngày; mật độ thưa thì 1 lần/ngày. Nhiệt độ nước mới và cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước, kết hợp xịt rửa vệ sinh, quan sát lươn có dấu hiệu bệnh để bắt riêng và điều trị. Sau đó, bơm nước mới vào và duy trì mực nước cố định.
Vệ sinh ao nuôi: Nuôi lươn với mật độ dày, môi trường dễ bị ô nhiễm, lươn dễ mắc bệnh. Do đó, cần đặc biệt chú ý vệ sinh khu vực nuôi, nhất là nguồn nước.
Phòng bệnh: Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Lươn ăn vào ban đêm, do đó, cho ăn 80% vào ban đêm, 20% vào ban ngày.
Theo dõi sức khỏe lươn: Khi rải thức ăn, quan sát hiện tượng lươn bắt mồi kém, âm thanh rời rạc, bò rải rác trong bể mà không nằm trong giá thể (vỉ tre, sợi ni lông, cây tầm vông) là dấu hiệu lươn bệnh. Khi đó, cần ngừng cho ăn, thay nước mới, tắm lươn bằng nước muối 3-5%, theo dõi đàn lươn để xử lý kịp thời.
Thức ăn khi nuôi lươn.
Loại thức ăn ưa thích của lươn trong môi trường nuôi lươn không bùn là giun đất, giun quế, và các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến và các loại cá tạp. Bên cạnh các loại thức ăn tươi sống bà con cũng có thể cho lương ăn thức ăn công nghiệp để đẩy nhanh quá trình tăng tưởng khi nuôi lươn không bùn. Lượng thức ăn cho lươn ăn bằng 5-8% trọng lượng lương có trong hồ.
Lươn rất dị ứng vơi thức ăn có mùi lạ do vậy khi thay đổi thức ăn mới bà con nên tạo mùi thức ăn giống với mùi thức ăn cũ và cho ăn lượng thức ăn mới một ít nhỏ, từ từ sau đó dần dần mới cho ăn nhiều. khi cho ăn chia thời gian và lượng thức ăn ra, cho lươn ăn khoản 20% vào ban ngày và 80% vào ban đêm. Giai đoạn đầu cho lươn ăn hoàn toàn vào buổi tối sau đó tập cho chúng ăn dần dần vào buổi sáng, sau khi lương trưởng thành cho ăn 1 buổi vào buổi chiều tối, sau vài tiếng kiểm tra coi có thức ăn thừa không thì vớt ra sau đó thay nước mới 100%, lúc này cần phân loại lươn lớn, nhỏ khác nhau và nuôi riêng chúng nhằm tránh việc lươn ăn nhau. Trong quá trình nuôi lươn không bùn thì chú ý quang sát xem có con nào bỏ ăn, bị bệnh hay sây xác gì không bắt nó nuôi riêng để chữa trị hoặc để không lây mần bệnh cho những con còn lại.
Phòng bệnh khi nuôi lươn không bùn.
Lươn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều hộ gia đình lựa chọn để nuôi. Nuôi lươn không bùn là mô hình ngày càng phổ biến bởi ưu điểm tiết kiệm diện tích, ít ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, người nuôi cần chú trọng phòng bệnh cho lươn.
Nguyên nhân gây bệnh cho lươn không bùn
Lươn không bùn có thể mắc các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và do môi trường养殖.
- Vi khuẩn: Gây ra các bệnh như: lở loét da, thối đuôi, xuất huyết,…
- Ký sinh trùng: Gây bệnh đường ruột, sình mang, rận lươn,…
- Nấm: Gây bệnh da đốm trắng, thối mang,…
- Môi trường养殖: Nước bẩn, ô nhiễm, thiếu oxy,…
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Lươn là loài rất nhạy cảm với sự thay đổi từ môi trường, vì thế nên khi lươn bị bệnh, thì hiệu quả của việc dùng thuốc hay hiệu quả chữa trị sẽ không cao. Do đó, bà con cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu. Một số biện pháp có thể kể đến như:
Những biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn:
- Sử dụng nước sạch, xử lý nước trước khi đưa vào bể nuôi.
- Thả mật độ lươn phù hợp, tránh quá dày.
- Cho lươn ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng.
- Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi.
- Tiêm phòng định kỳ cho lươn.
Những biện pháp phòng bệnh do ký sinh trùng:
- Sát trùng bể nuôi trước khi thả lươn.
- Định kỳ tắm lươn bằng dung dịch muối loãng.
- Sử dụng các loại thuốc tẩy giun sán theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những biện pháp phòng bệnh do nấm:
- Duy trì môi trường nước sạch, thoáng mát.
- Sử dụng các chế phẩm diệt nấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những biện pháp phòng bệnh do môi trường:
- Thay nước định kỳ cho lươn.
- Vệ sinh bể nuôi thường xuyên.
- Trồng thêm cây thủy sinh để cung cấp oxy và tạo bóng râm cho lươn.
Theo dõi sức khỏe lươn:
- Quan sát lươn thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Khi lươn có dấu hiệu bệnh, cần kịp thời cách ly và điều trị.
Cần sát trùng bể bằng POD nồng độ 1ppl để hạn chế mầm bệnh và sổ giun cho lươn bằng các sản phẩm tiêu diệt ký sinh trùng 2 lần/tuần và bổ sung định kỳ 7 ngày/lần men tiêu hóa để hộ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi. Đồng thời cho ăn thức ăn bảo đảm chất lượng và bảo đảm vệ sinh môi trường sống khi nuôi lươn không bùn và theo dõi các hoạt động của lươn để có những biện pháp điều trị thích hợp khi dịch bệnh xãy ra.
Thu hoạch và vận chuyển lươn nuôi.
Thông thường với mô hình nuôi lươn không bùn, khi thả với mật độ từ 50-60 con/1kg thời gian nuôi từ 5-7 tháng, lươn có thể đạt được từ 150-250gr/con. Nếu thả thả từ 5-7con/kg thì thời gian nuôi chỉ từ 3 tháng là bà con có thể thu hoạch được ,
- Kích thước lươn giống thả:
- 100 – 300 con/kg: thời gian nuôi 8 – 10 tháng, lươn đạt 150 – 250g/con.
- 300-500 con/kg: thời gian nuôi 10 – 12 tháng, đạt 150 – 250g/con.
- Lưu ý: Kích thước lươn xuất bán có thể thay đổi tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của thị trường.
Năng suất nuôi lươn:
- Năng suất tùy thuộc vào mật độ nuôi:
- Mật độ 150 con/m2: 15 – 20kg/m2/vụ.
- Nuôi mật độ cao: năng suất có thể tăng gấp đôi.
- Lợi nhuận:
- Chi phí 1kg lươn xuất bán chiếm khoảng 40% tổng khối lượng lươn.
- Giá lươn hiện tại bình quân 75.000đ/kg.
- Tính toán lợi nhuận theo công thức: Lợi nhuận = Tổng sản lượng (kg) x Giá bán (đ/kg) – Chi phí sản xuất (đ)
Ví dụ: Nuôi 100m2 với mật độ 150 con/m2, thu hoạch 3 tấn lươn.
- Doanh thu: 3 tấn x 75.000đ/kg = 225.000.000đ
- Chi phí: 225.000.000đ x 40% = 90.000.000đ
- Lợi nhuận: 225.000.000đ – 90.000.000đ = 135.000.000đ
bà con có thể thu hoạch theo hình thức rỉa hoặc thu toàn bộ để bán sau đóa tiến hành vệ sinh hồ để nuôi vụ tiếp theo.
Lưu ý: Bảng tính chi phí & lợi nhuận chỉ mang tính chất ước tính. Những dữ liệu trong bài viết được tác giả nghiên cứu vào ngày 14/5/2024. Sau ngày này có thể số liệu sẽ không còn chính xác, đặc biệt là giá cả là yếu tố có tính thời điểm.
Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:
Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:
Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)
Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân
Nguồn tư liệu tham khảo
Giá Lươn loại 1 (4-5 con/kg) tại trại – https://tepbac.com/
Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và thức ăn viên – https://snnptnt.tiengiang.gov.vn/