Có vô số loại sâu hại chanh dây gây ảnh hưởng tới vườn chanh dây nhà bạn, cùng điểm mặt gọi tên các loại sâu hại chanh dây có trong bài viết dưới đây và cách để phòng chống chúng nhé.

Vườn chanh dây.
Vườn chanh dây.

9 loại sâu hại chanh dây thường thấy.

1 Sâu hại chanh dây – Nhện đỏ

Nhện đỏ là loại sâu hại chanh dây nói chung và nó cũng gây hại cho các loại cây khác, Nhện đỏ  thường phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn, nó tấn công, ăn biểu bì của lá và vỏ quả làm cho lá chuyển vàng, rụng, quả bị lốm đốm còi cọc giảm chất lượng.

Biện pháp phòng trừ:

Phòng trừ thủ công: thường làm sạch, vệ sinh vườn hạn chế nguồn lây hại. Chọn giống khoẻ mạnh, bón phân cân đối để cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế bón nhiều đạm vô cơ. Phun nước với áp lực mạnh mặt dưới của tán lá vào mùa nắng làm giảm mật độ nhện gây hại.

Tiêu diệt bằng thuốc hoá học: 

Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như

  • Vidithoate 40ND, Binhtox 1.8EC.
  • Comite 73EC liều lượng 10 ml/8 lít nước.
  • Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước.
  • Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • D-C Tron Plus 98.8EC liều lượng 10-20 ml/8 lít nước…
Hình ảnh nhệt nhỏ trên chanh dây.
Hình ảnh nhệt nhỏ trên chanh dây.

2 Bọ xít- Sâu hại chanh dây.

Bọ xít là loài côn trùng có mùi hôi rất khó chịu, chúng chích hút tấn công vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả bị lốm đốm, rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công: bón phân đúng liều lượng, chọn giống khoẻ mạnh, vệ sinh vườn chanh dây sạch sẽ. Không nên bón phân chuồng chưa hoai mục. vào buổi sáng khi bọ xít còn ít hoạt động đi bắt chúng bằng tay hoặc bằng vợt.

Tiêu diệt bằng thuốc hoá học: Sử dụng các loại thuốc hóa học sau để tiêu diệt các loại sâu hại chanh dây nói chung và nhện đỏ nói riêng

  • Bascide 50EC liều lượng 25 ml/8 lít nước.
  • Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • Vimipc 20ND liều lượng 40-50 ml/8 lít nước.
  • Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
  • Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước.
  • Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • hoặc các loại thuốc khác có tác dụng tương tự.
Bọ xít loài sâu hại chanh dây thường thấy.
Bọ xít loài sâu hại chanh dây thường thấy.

3 Sâu hại chanh dây – Bọ trĩ .

Bọ trĩ là loài sâu hại chanh dây, và các loại cây khác như cà chua, khoai tây, dưa chuột, bí xanh.   Chúng tàn phá bằng cách chích hút dịch ở búp non, hoa, lá, quả non làm cho hoa khó thụ phấn, quả còi cọc không phát triển được.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công: kết hợp và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại chanh dây như: Luân và xen canh với các cây không phải  là ký chủ của bọ trĩ. Bón phân phù hợp, vừa đủ, mua giống khoẻ mạnh. Dãy cỏ, làm sạch vườn chanh dây, bảo vệ hoặc nuôi thêm các loài thiên địch của bọ trĩ.

Sử dụng thuốc hoá học: 

  • Sử dụng một trong các loại thuốc Vidithoate 40ND.
  • Bifentox 30ND liều lượng sử dụng 20-30 ml/8 lít nướ.
  • Fenbis 25EC liệu lượng 25-30 ml/8 lít nước.
  • Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
  • Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước.
  • Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước.
  • hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…
Bọ trĩ là côn trùng nguy hại thường có có mặt phá hoại chanh dây.
Bọ trĩ là côn trùng nguy hại thường có có mặt phá hoại chanh dây.

4 Sâu hại chanh dây – Bọ phấn.

Bọ phấn cũng là một loại sâu hại chanh dây bằng cách chích, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây. Làm cho cây kém phát triển, bị nặng lá vàng úa, hoa và quả dễ bị rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công:  Vệ sinh vườn chanh dây, thu gom lá già, tàn dư cây trồng để hạn chế bọ phấn non. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, tránh bón phân chuồng chưa qua ủ hoai mục. Trồng cây chanh dây tránh xa khu vực trồng cây họ cà như: cà chua, khoai tây…

Sử dụng thuốc sinh học: 

  • Dùng Actara 25WG liều lượng sử dụng 1 g/8 lít nước.
  • Vidithoate 40ND. Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • Vibamec 1.8EC liều lượng sử dụng 10 ml/8 lít nước.
  • hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…
Bọ phấn trắng.
Bọ phấn trắng.

|| Nếu bạn còn trồng cay khác ngoài chanh dây thì bạn cũng nên tìm hiểu 11 loại côn trùng nguy hại thường có mặt trên cây trồng, clik vào chữ màu xanh nhé.||

5 Sâu hại chanh dây – Rệp.

Đây là các loài rệp phổ biến trên cây chanh dây, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phân của cây, đặc biệt là các bộ phận non như : Thân, lá, quả, các khe cạnh giữa cuống quả, lá, chúng hút nhựa để sống, làm giảm sự quang hợp của lá, làm cho lá,  quả rụng bất thường. Nguy hiểm

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công: Bón phân cân đối, chọn giống khoẻ mạnh. Vệ sinh vườn, loại bỏ cây đã bị nhiễm bệnh trước khi trồng. Không trồng xen chanh dây với những cây rệp thường ký sinh.

Sử dụng thuốc hoá học: 

Khi mật độ rệp cao sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước.
  •  Applaud 10WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước.
  • Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước
  • Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, D-C Tron Plus 98.8EC.
  • Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước,
  • Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước.
  • Hoặc các loại khác như Tập kỳ 1,8 EC, Pegasus 500 ND, Polytrin 440 EC, Sumicidine 50 EC…
Hình ảnh các loại rệp có trên chanh dây và các cây trồng khác.
Hình ảnh các loại rệp có trên chanh dây và các cây trồng khác.

6 Sâu hại chanh dây – Tuyến trùng.

Loài tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi điện tử.

Tuyến trùng tấn công vào bộ phận rễ của cây chanh dây. Chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương hở, theo hệ thống mạch dẫn của rễ. Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống và làm cho bộ rễ phình to lên. Khi bộ rễ phình to sẽ làm tắc hệ thống mạch dẫn, làm cho cây héo một cách bất thường, lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công: Vệ sinh vườn chanh dây, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống  tốt, chống chịu với sâu bệnh…

Sử dụng thuốc hoá học: 

  • Sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng như Vifuran 3G liều lượng sử dụng 30 kg/ha.
  • Vimoca 20ND liều lượng 1-1,5 lít/100 lít nước/1.000 m2 xử lý đất.
Hình ảnh truyết trùng tấn công rễ cây.
Hình ảnh truyết trùng tấn công rễ cây.

7 Sâu hại chanh dây – Mối.

Mối sống ở phần gốc cây chanh dây, làm hư rễ cây. Khi bị mối tấn công lá vàng và rụng dần sau đó cây bị chết. Mối gây hại từ khi cây còn non cho đến khi cây đã trưởng thành. Có thể phòng trừ thủ công bằng cách đào bỏ các ổ mối trong vườn hay sử dụng thuốc hóa học như Basudin 10H rải vào gốc khi trồng mới.

8 Sâu hại chanh dây – Ruồi đục quả.

Ruồi vàng chích vào quả gây nhiễm trùng phần thịt quả làm cho quả bị thối. Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả nên dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugennol nhưng phải làm đồng loạt, không làm nhỏ lẻ theo từng hộ. Phun bả mồi để diệt con trưởng thành, dùng 100 ml protein thủy phân trộn với 3 ml thuốc sâu Gegent 5SC pha với 1 lít nước. Một tuần phun một lần vào lúc 8-10 giờ sáng.

Hình ảnh ruồi vàng đục trái chanh dây.
Hình ảnh ruồi vàng đục trái chanh dây.

9 Sâu hại chanh dây – Sâu đục thân.

Sâu non nở ra đục vào các đốt thân hoặc cành thành đường hầm. Phần thân cành nằm phía trên vị trí bị đục trở nên héo, hóa nâu rồi chết. Bọ trưởng thành có thể cắn những lỗ nhỏ ở cuống hoa hoặc phá những quả non. Những vườn cây thiếu chăm sóc tốt thường bị sâu đục thân phá hại. Để phòng trừ cần đảm bảo bón phân đầy đủ, cân đối, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa  bỏ cành nhánh khô héo.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp thủ công: Vệ sinh vườn, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh…  

Biện pháp hóc học: Có thể dùng thuốc hóa học như Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước.

  • Sagomycin 20EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước.
  • Basudin 40EC liều lượng 20 ml/8 lít nước,
  • Cyperan 10EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước… 
Hình ảnh sâu đục thân.
Hình ảnh sâu đục thân.

Biện pháp phòng ngừa sâu hại chanh dây hiệu quả.

Các loại sâu bọ trên đều rất nguy hiểm cho chanh dây, vì vậy phòng ngừa chúng trước khi chúng tấn công vào chanh dây là một điều rất quan trọng cho sự phát triển của chanh dây. Cách tốt nhất để phòng ngừa sâu hại chanh dây là trồng chanh dây trong nhà lưới, sử dụng lưới chống côn trùng để ngăn các loài sâu hại biết bay tấn công chanh, đối với các loài sâu hại chanh dây tấn công từ dưới đất bà con nên sử dụng bạt trải diệt cỏ vừa làm sạch vườn chanh, vừa ngăn côn trùng sống trong lòng đất tấn công lại vừa chống bùng lầy khi gặp mưa lớn.

Vườn chanh dây sử dụng lưới chắn côn trùng và bạt diệt cỏ.
Vườn chanh dây sử dụng lưới chắn côn trùng và bạt diệt cỏ.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

  • Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
  • Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
  • Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
  • Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
  • Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
  • Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
  • Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
  • Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân

2 thoughts on “9 loại sâu hại chanh dây thường thấy và cách phòng chúng

  1. Pingback: Kỹ thuật trồng chanh dây đạt 100 tấn/ha

  2. Pingback:   Mô hình trồng chanh dây hiệu quả bất ngờ 100 tấn/ha - Chanh Leo Nguyên Phát

Comments are closed.