[:vi]Theo Wikipedia Dưa lưới (Cucumis melo L.)  thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ.

1.Sơ lược về dưa lưới ở nước ta

Dưa lưới ở nước ta, ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu như dưa lưới vân lưới trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương có trái nhỏ ăn thơm, ngọt mát. Trong những năm gần đây,người nông dân sản xuất một số giống dưa lưới lai F1 nhập nội cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon, quả to, màu sắc phong phú.

Dưa lưới sạch ở nước ta - Lợi Dân

Dưa lưới sạch ở nước ta – Lợi Dân

Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp. Đất trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lê trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

2.Kỹ thuật trồng dưa lưới

  • Trồng dưa lưới theo phương pháp truyền thống

Hiện tại nước ta vẫn sử dụng phương pháp trồng truyền thống dưa lưới nhiều, đa số là ở khu vực miền Bắc.

Kỹ thuật trồng :

Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới

Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt. Sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng và  mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.

Trồng dưa lưới ngoài ruộng - Lợi Dân

Trồng dưa lưới ngoài ruộng – Lợi Dân

Bước 2: Gieo hạt dưa lưới

Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn với phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Bước 3: Trồng cây con

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra ruộng trồng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

Chăm sóc dưa lưới

Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

  • Trồng dưa lưới trong nhà lưới

Nhà lưới là yếu tố quyết định về hiệu quả SX, đặc biệt trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, lũ lụt trong mùa mưa. Do vậy, ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới để sản xuất là rất cần thiết.

Vườn dưa lưới trong nhà lưới - Lợi Dân

Vườn dưa lưới vàng trong nhà lưới

Ưu điểm

So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng hiện đại mang lại nhiều lợi ích: bảo vệ cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi; tiết kiệm công lao động trong các khâu tưới nước, bón phân, làm cỏ, phun thuốc; năng suất tăng gấp 1,5-2 lần so với trồng truyền thống.

– Nhà lưới có mái được lợp bằng màng polymer và vách xung quanh được che bằng lưới chống côn trùng nên hạn chế được một số loại sâu bệnh hại trên cây.

– Kiểm soát được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) do đó, sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn, đạt chất lượng.

Giá thể trồng dưa lưới - Lợi Dân

Giá thể trồng dưa lưới – Lợi Dân

– Tưới nhỏ giọt, còn gọi là vi tưới, đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến gốc cây trồng liên tục dưới dạng từng giọt giúp cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, tiết kiệm nước, tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới, không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất, đảm bảo phân bố độ ẩm đều quanh gốc rễ, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, quang hợp,…góp phần ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại quanh gốc cây (nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây), giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.

– Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.

– Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ dốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam.

Một số điểm hạn chế

Vườn dưa lưới trong nhà lưới - Lợi Dân

Vườn dưa lưới trong nhà lưới – Lợi Dân

– Chi phí đầu tư xây dựng nhà màng ban đầu lớn, để đầu tư 1.000 m2 nhà màng cần có tối thiểu 80 triệu đồng cho mô hình nhà màng đơn giản (cột thép và dây cáp), từ 300–350 triệu đồng cho kiểu nhà kiên cố và tốt nhất là nhà màng có hệ thống nhà điều hành của Israel, Hà Lan có điều khiểu tưới nước và phân bón tự động, có hệ thống làm mát giữ nhiệt độ ổn định 27-280C, có hệ thống mái che 3 lớp di động, khung chịu được sức gió trên 120km/h với giá 1,2 tỷ đồng.

– Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy trình.

– Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắt nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan… Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc.

-Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang hợp tốt.

– Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.

– Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.

Hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận đem lại khi trồng dưa lưới trên giá thể áp dụng tưới nhỏ giọt trồng trong nhà màng đạt 25,5 triệu đồng/1.000 m2/vụ (tương đương 102 triệu đồng/1.000 m2/năm).

Xem thêm:Kỹ thuât trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt

[:]

Trả lời