Mở đầu

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, vì thế nước ta đã hình thành rất nhiều vùng nuôi trồng thủy sản dọc khắp chiều dài đất nước. Tôm là một trong những loài thủy sản phổ biến nhất. Với Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, nên Tôm được rất nhiều bà con ưa chuộng. Với phương pháp truyền thống, nuôi tôm trong ao đất, tôm dễ bệnh, tỷ lệ sống thấp. Ngày nay với sự tiến bộ của ngành công nghệ sinh học, nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm công nghệ mới ra đời. Với mức chi phí ban đầu vừa phải, những mô hình nuôi tôm này đang là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình khu vực ven biển.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại hiệu qua cao gấp nhiều lần so với các mô hình truyền thống nuôi tôm trong ao đất. chỉ với 250m2 – 500m2 chi phí đầu tư rơi vào tầm 80 triệu/hồ thu về tầm 230 triệu – 300 triệu/hồ.

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao.

Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao phổ biến.

Có rất nhiều mô hình nuôi tôm ở nước ta như mô hình nuôi tôm công nghệ cao BioFloc, Mô hình nuôi tôm CPF Combine II của CP Corp (Thái Lan) hay mô hình nuôi tôm siêu thâm Canh RAS…

Những mô hình này đều có 1 đặc điểm chung là tách biệt môi trường nuôi tôm so với môi trường bên ngoài để dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh môi trường trong khu vực nuôi tôm để tối ưu nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao RAS

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao RAS (Recirculating Aquaculture Systems) còn được gọi là mô hình nuôi tôm xử lý nước tuần hoàn khép kín. Theo đó toàn bộ nước trong ao nuôi sẽ được xử lý tuần hoàn tạo thành 1 chu trình. Nguồn nước thải ra khi nuôi tôm sẽ được thải tuần hoàn qua bể lọc, lắng để xử lý. Sau khi đạt điều kiện nguồn nước này sẽ đưa lại vào bể nuôi tái sử dụng.  Vì chất lượng nguồn nước được kiểm soát nên tỷ lệ hao hụt tôm thấp năng suất nuôi cao hơn tôm thường.

Mô hình nuôi tôm RAS
Mô hình nuôi tôm RAS

Và việc tạo ra một hệ sinh thái ở các bể (bồn) trong nhà lưới với môi trường và nguồn nước được kiểm soát như vậy, công nghệ RAS được đánh giá là một trong những công nghệ nuôi tôm bền vững và thân thiện với môi trường. Trong bài viết này tôi đề cập đến Tôm thẻ chân trắng sống ở nước mặn có độ mặn khoảng 30‰.

Những ưu điểm nổi bật của mô hình nuôi tôm công nghệ cao RAS

  • Đối với môi trường nước: dễ quản lý, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết
  • Dễ quản lý vấn đề vệ sinh và tầm soát mầm bệnh
  • Thời gian nuôi được rút ngắn: 3 tháng trọng lượng tôm đạt 1kg với số lượng 40-50 con
  • Dễ quản lý nguồn thức ăn
  • Năng suất cao: 300 tấn mỗi Ha
Mô hình RAS thực tế sử dụng
Mô hình RAS thực tế sử dụng

Những điều cần lưu ý khi xây dựng mô hình nuôi tôm theo công nghệ RAS

  • Độ mặn của nước: độ mặn nước càng cao thì chất lượng nước càng tốt. Vì nồng độ khoáng và vi lượng có trong nước ở mức cao.
  • Phải nắm rõ được quy trình nuôi.
  • Nguồn điện phải được đảm bảo liên tục nếu có sự cố mất điện, phải thực hiện chuyển nguồn điện với thời gian tối đa là 5p.
  • Kĩ năng và chuyên môn kĩ thuật của nhân viên quản lý tốt

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao BioFloc

BioFloc là mô hình nuôi tôm công nghệ cao dựa trên chu trình Nitơ có trong nước bằng cách sử dụng hệ thống vi sinh vật dị dưỡng chuyển hóa Nitơ trong nước dạng amoni (NH3+) và amoniac (NH4) có nhiều trong chất thải của tôm thành những dạng Protein tôm có thể ăn và tiêu hóa được tạo thành một chu trình hoàn chỉnh.

Về nguyên lý khi mật độ sinh vật dị dưỡng có trong ao nuôi tại một khu vực nhất định đủ lớn sẽ tạo nên những hạt Floc lơ lửng bên trong nước. Những hạt Floc này sẽ là nguồn thức ăn cho tôm bên cạnh các loại cám viên.

Nguyên lý hoạt động của mô hình nuôi tôm công nghệ cao BioFloc
Nguyên lý hoạt động của mô hình nuôi tôm công nghệ cao BioFloc

Những ưu điểm nổi bật của mô hình nuôi tôm công nghệ cao BioFloc

  • Tỷ lệ sống cao – trong ương nuôi tôm thẻ, tỷ lệ sống được cải thiện đáng kể từ 97 – 100 % ao nuôi
  • Tiết kiệm nguồn thức ăn – Trong ao thương phẩm, hệ thống Biofloc đã giúp người nuôi tiết kiệm được khoảng 60% chi phí thức ăn vì hệ thống BioFloc tự sản xuất được nguồn protein cung cấp ngược lại cho tôm.
  • Công nghệ Biofloc cũng đã được chứng minh hiệu quả trong sản xuất tôm bố mẹ, tạo ra nguồn giống khỏe và không bị nhiễm bệnh.
  • Tính bền vững và an toàn sinh học cao do quy trình khép kín và không sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Không tốn chi phí xử lý nước thải, và hạn chế tối đa nguồn nước mới giúp kiểm soát được môi trường nước một cách hiệu quả.
Mô hình nuôi tôm CNC BioFloc trên thực tế
Mô hình nuôi tôm CNC BioFloc trên thực tế

Những điều cần phải lưu ý khi xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cai BioFloc

  • Không áp dụng đại trà được, chỉ áp dụng được đối với ao nuôi trải bạt hoàn toàn, có hệ thống siphon đáy.
  • Phải chọn lựa kỹ nguyên vật liệu phù hợp.
  • Đòi hỏi người dân phải đầu tư nhất định vào ao đầm, trang thiết bị đo môi trường, cung cấp oxy hòa tan… sẽ làm tăng chi phí đầu tư.
  • Người dân phải được tập huấn để vận hành công nghệ thì mới vận hành được.
  • Chưa xác định được sức tải của hệ thống để chọn lựa mật độ nuôi, thời gian nuôi phù hợp. Đã qua có một số ao tôm khi đạt sinh khối lớn (khoảng 3kg/khối nước) thì môi trường biến động lớn, ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF – Combine II

Mô hình CPF Combine thế hệ 2 hay còn gọi là “CPF-Combine version 2” do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam chuyển giao, đặc điểm của mô hình CPF Combine thế hệ 2 là dễ quản lý hoạt động nuôi tôm nhờ dạng ao tròn, sự chuyển động của lực ly tâm do tác động của dàn quạt giúp lượng thức ăn dư thừa, xác tôm chết tập trung ở đáy ao sẽ được gom và đưa qua hệ thống xử lý nước. Đặc biệt, thế hệ 2 có hầm biogas chứa chất thải tôm, xác tôm chết làm khí đốt. Hộ nuôi không xả chất thải ra bên ngoài. Nhờ đó, chăn nuôi dễ áp dụng quy trình an toàn sinh học, vừa giúp môi trường xung quanh hộ nuôi được đảm bảo vệ sinh.

 

mô hình sử dung lực ly tâm để xử lý chất thải tôm trong mô hình CPF Conbine II
mô hình sử dung lực ly tâm để xử lý chất thải tôm trong mô hình CPF Conbine II

Ưu điểm của mô  hình nuôi tôm công nghệ cao CPF – COMBINE II

  • Kiểm soát dịch bệnh tốt do an toàn sinh học tốt hơn.Các ao nuôi được xây nổi và có lưới che nắng, lưới ngăn chim đầy đủ.
  • Quản lý chất lượng nước tốt hơn. Các ao tròn giúp cho việc gom tụ chất thải và siphon hiệu quả hơn, ôxy trong ao cũng được phân bố đều, các vách dựng giúp làm giảm nhớt bờ.
  • Giảm chi phí nhân công và chi phí điện năng. Từ việc quản lý hiệu quả hơn sẽ giúp giảm được số lượng nhân công chăm sóc, ngoài ra do kết cấu ao tròn nên giảm được chi phí đầu tư dàn quạt so với ao đất lót bạt hình vuông.
  • Dễ dàng sang tôm, thu tỉa, giúp nuôi được kích cỡ lớn, năng suất cao, xoay vòng vụ nhanh.
  • Thời gian xây dựng nhanh chóng và đáp ứng được nhiều quy mô diện tích khác nhau. Mô hình CPF- COMBINE được thiết kế theo dạng module ao ương – ao nuôi, từ các trang trại có diện tích nhỏ vài ngàn mét vuông cho đến các trang trại nhiều hécta đều có thể xây dựng được 1 hệ thống đầy đủ từ khu xử lý nước cho đến khâu ương, nuôi. Các ao nổi khung sắt có thời gian thi công nhanh chóng.
Sơ đồ mô hình nuôi tôm CNC theo mô hình CPF Combine II
Sơ đồ mô hình nuôi tôm CNC theo mô hình CPF Combine II Nguồn: CP Group Việt Nam

Nhược điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF – COMBINE II

  • Sau khi thu tôm phải cải tạo ao lắng, bơm đáy ao, cào ao, phơi ao và bón vôi. Nếu quay vòng nuôi nhanh, nuôi gấp, nuôi liên tiếp không nghỉ để cải tạo đáy ao sẽ gây tích tụ mần bệnh và ảnh hưởng đến kết quả lứa nuôi sau.

 Hướng dẫn thiết kế mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Dù là mô hình RAS, Biofloc hay Combine II thì đều cần một môi trường khép kín để dễ dàng kiểm soát được môi trường và tác động của môi trường đến con giống bao gồm môi trường không khí và môi trường nước.

Đối với môi trường không khí, để tách biệt với môi trường bên ngoài chúng ta thường dùng nhà kính hoặc nhà lưới. Trong bài viết này, Sản phẩm Lợi Dân sẽ hướng dẫn quý bạn đọc thiết kế nhà lưới dùng cho nuôi tôm.

Về bộ khung và thiết kế bên ngoài:

Nhà lưới được dùng trong các mô hình nuôi tôm công nghệ cao có khá nhiều điểm khác biệt so với nhà lưới trồng rau sạch ở cách thiết kế và kết cấu. Nhà lưới nuôi tôm có hình nón hoặc hình mái vòm có kết cấu bằng thép không gỉ nhằm chống chọi với đặc điểm trong hồ tôm là trong hơi nước có lẫn muối.

Dựng khung nhà lưới trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Dựng khung nhà lưới trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao
  • Đối với nhà lưới hình mái vòm (Tunnel Greenhouse)

Nhà lưới hình mái vòm thích hợp cho những ao tôm hình chữ nhật. Tùy theo diện tích ao nuôi tôm mà chúng ta sẽ có kích thước nhà lưới phù hợp. Dưới đây là thông số kỹ thuật của nhà lưới mái vòm tiêu chuẩn dùng để nuôi tôm:

    • Cột: sử dụng trụ hộp 75 – 90 (tùy theo kích thước nhà lưới) dày 1.8ly
    • Thanh giằng ngang sử dụng thép chịu lực cường độ cao.
    • Khẩu độ: tùy theo kích thước ao nuôi.
    • Chiều cao đến máng xối: 2.5 –3 mét.
    • Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 3.5-4 mét.
    • Trụ được đúc bê tông chắc chắn, khoảng cách mỗi trụ là 4m
    • Mái: sử dụng lưới chắn côn trùng 32 mesh hoặc lưới chắn côn trùng 50 mesh
    • Phần vách xung quanh nhà lưới sử dụng lưới chắn côn trùng 50mesh để ngăn côn trùng.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới mái vòm
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới mái vòm
  • Đối với nhà lưới hình nón

Nhà lưới hình nón thích hợp cho những ao tôm hình tròn. Nhà lưới hình nón cũng có nhiều đặc điểm giống nhà hình mái vòm, về các loại vật liệu chỉ có sự khác biệt về trúc và hình dáng.

Mô hình nhà lưới hình nón
Mô hình nhà lưới hình nón

Về lưới chắn côn trùng

Hầu hết các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đều cần lớp lưới chắn côn trùng bên ngoài để ngăn cách ao tôm với môi trường không khí bên ngoài. Lớp lưới này có công dụng như 1 lá chắn giúp bảo vệ ao tôm khỏi những mầm bệnh theo những côn trùng từ bên ngoài bay vào.

Thông thường thì những mô hình nuôi tôm sẽ sử dụng lưới chắn côn trùng loại 32mesh (khoảng 80 ô/cm2) hoặc 50 mesh (200 ô/cm2). Chúng được may thành tấm lớn phù hợp với thiết kế của ao tôm.

Lưới chắn côn trùng 32 mesh
Lưới chắn côn trùng 32 mesh

 

Xem thêm: Mesh là gì?

thế là xong phần kết cấu bên ngoài…

Vậy bên trong nhà lưới nuôi tôm công nghệ cao có gì?

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiêu chuẩn.

 

Như trong sơ đồ chúng ta có thể dễ dàng thấy được  các thành phần bên trong mô hình trong một mô hình tiêu chuẩn gồm có:

  • Lưới che nắng
  • máy bơm oxi
  • quạt nước
Sử dụng lưới che nắng trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Sử dụng lưới che nắng trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Sử dụng bạt chống thấm làm hồ tôm.
Sử dụng bạt chống thấm làm hồ tôm.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại doanh thu cao.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại doanh thu cao.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

Lưới chắn côn trùnglưới UV, lưới may

Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)

Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)

Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)

Chậu nhựa trồng cây (chậu mềmchậu cứngchậu lan …)

Khay nhựa 12 lỗ15 lỗ

Dây treo trái câyDây giăng giàn

Các sản phẩm phụ trợ khác (GhimKẹpSàn nhựaGiấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân

Trả lời