Bướm đêm ( Ngài ) là thủ phạm chính gây thiệt hại cho bà con trồng cam.
Bướm đêm ( Ngài ) là thủ phạm chính gây thiệt hại cho bà con trồng Cam.

Bà con trồng Cam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh … thường ngán ngẩm nhất là giai đoạn Cam chuẩn bị thu hoạch.

Khi Cam chuẩn bị chín, tinh dầu trong trái thường thu hút các loại côn trùng đến chích và phá hoại, gây ra tình trạng rụng trái hàng loạt, làm thất thoát tiền của và công sức rất lớn cho bà con nhà vườn. Trong đó, Bướm đêm (hay còn gọi là con Ngài) là thủ phạm chính gây ra tình cảnh này.

Biết được nỗi khó khăn của bà con trồng Cam, Lợi Lợi Dân xin được chia sẽ kỹ thuật trồng Cam đạt chuẩn sạch và cách ngăn chặn Bướm đêm phá hoại lên cây hiệu quả nhất.

Đó chính là sử dụng Lưới chống côn trùng cho cây Cam. Cụ thể thế nào thì mời bà con cùng theo dõi các chia sẻ dưới đây nhé.

Cảnh Bướm đêm ( Ngài ) đang đậu trên quả cam và chích hút tinh dầu.
Cảnh Bướm đêm ( Ngài ) đang đậu trên quả Cam và chích hút tinh dầu.
Thiệt hại cho bà con sau khi bị ngày chích cam
Thiệt hại cho bà con sau khi bị ngày chích Cam.

Kỹ thuật trồng Cam đạt chuẩn sạch xuất khẩu

Kỹ thuật trồng Cam đạt chuẩn sạch bao gồm nhiều bước và được thực hiện theo trình tự sau:

Chuẩn bị dụng cụ, đất trồng và giống Cam

Cách trồng Cam sạch là phải cẩn thận từ khâu chọn dụng cụ dùng để trồng giống, bà con nên chọn loại chậu nhựa trồng cây cỡ lớn để trồng cây từ cành chiết hoặc cành ghép, điều bắt buộc là chậu trồng phải có lỗ ở dưới đáy để có thể thoát nước, tránh ngập úng. Chọn chậu to như vậy nhằm giúp cho bộ rễ của cây Cam phát triển tốt khi chiết hoặc ghép cành.

Tiếp đó là bạn phải chọn được đất trồng cây. Khi bộ rễ của cây giống đã phát triển, cây Cam rất dễ sống, hầu như có thể trồng ở tất cả các địa hình từ thung lũng, đồi núi, đồng bằng phù sa… Đất phù hợp với cây Cam là đất thịt, nhiều mùn, thoát nước tốt và độ pH từ 5-7 là có thể trồng tốt được Cam chuẩn sạch rồi.

Khi chia sẽ kỹ thuật trồng Cam sạch, Lợi Lợi Dân ưu tiên khuyên bà con chú trọng nhiều vào giống cây. Bà con nên chọn các loại giống mà mình hoặc người thân quen đã biết trước, giống cây phải khỏe, cho năng suất tốt. Trên thị trường hiện có nhiều giống để bà con lựa chọn như: Cam sành, Cam Cao Phong, Cam Vinh, Cam Xoàn….

Giống thường được trồng bằng các chiết cành, ghép cành hoặc trồng bằng hạt, trong đó phương pháp trồng bằng hạt là kém hiệu quả nhất. Giống chiết cành cây sẽ mau ra trái, nhưng lại giảm tuổi thọ và bộ rễ kém phát triển hơn. Ngược lại, giống Cam ghép sẽ tăng tuổi thọ, bộ rễ phát triển, cây khỏe và cho năng xuất tốt hơn nhưng thời gian cho trái lại lâu hơn.

Cuối cùng là chuyển giống từ chậu ra đất: sau từ 1 đến 1,5 tháng thì rễ của cây giống đã phát triển, có thể chuyển ra trồng ngoài đất và quy trình trồng cây giống ra đất cũng giống hoàn toàn với các loại cây khác.

Kỹ thuật trồng cam-khâu chuẩn bị dụng cụ, đất, giống để trồng cam.
Kỹ thuật trồng Cam-khâu chuẩn bị dụng cụ, đất, giống để trồng Cam.

Ký thuật trồng Cam – khâu chăm sóc

Sau khi chuyển cây giống ra đất thì cần cung cấp nước đầy đủ trong 1-2 tháng đầu để bộ rễ có thời gian làm quen và đâm sâu xuống đất tự tìm nguồn nước. Vào mùa khô thì cần cung cấp nước thường xuyên hơn.

Chú ý: sau khi trồng cây giống vào đất, bà con nên sử dụng rơm khô hoặc cỏ khô phủ lên gốc của cây với mục đích là để giữ ẩm cho bộ rễ.

Hạn chế cỏ dại xung quanh cây. Bón phân và chất dinh dưỡng định kỳ cho Cam phát triển tốt.

Bón phân cũng phải đúng quy trình:

  • Năm đầu: sau một tháng xuống cây vào đất, bà con phải tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 15 – 20 ngày là bón một lần.

–       Năm hai, năm ba: mỗi năm bón 10kg phân cơ vi sinh hay còn gọi là phân chuồng, 0.1kg ure, 0.3 supe lân, 0.1 kali và chia là 4 lần bón trên một năm.

·      Lần 1 là 100% phân vi sinh và 100% phân supe lân bón vào tháng 9 – 11.

·      Lần 2 là 40% phân ure và 40% phân kali bón vào tháng 1 – 3.

·      Lần 3 là 30% phân ure và 30% phân kali bón vào tháng 5.

·      Lần 4 là 30% phân ure và 30% phân kali bón vào tháng 7-8.

Giai đoạn những năm sau này cứ tiếp tục giữ tỷ lệ bón phân như trên, nhưng tăng hàm lượng phân lên, cụ thể là 30kg phân chuồng, 0.5kg phân lân, 0.5kg phân ure, 0.5kg phân kali.

Kỹ thuật trồng cam - khâu chăm sóc cam sau khi xuống cây.
Kỹ thuật trồng Cam – khâu chăm sóc Cam sau khi xuống cây.

Kỹ thuật trồng Cam – cách ngăn chặn bướm đêm phá hoại.

Như đã nói ở trên, tinh dầu trong trái Cam là chất thu hút Bướm đêm (Ngài) gây phá hoại. Các loài Bướm này thường tấn công cây trồng vào ban đêm, chúng phá hoại bằng cách đậu vào trái thành từng nhóm và chích hút tinh dầu ở vỏ làm cho trái rụng hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn về tiền của lẫn công sức của bà con.

Ở phần kỹ thuật trồng Cam này, Lợi Dân xin chia sẽ giải pháp ngăn chặn Bướm đêm (Ngài) phá hoại, giúp tăng năng suất thu hoạch và giảm thiệt hại cho bà con.

Giải pháp đó là sử dụng Lưới chống côn trùng trùm lên cây Cam. Với kỹ thuật trồng Cam này, Lưới chắn côn trùng đóng vai trò là một lớp màng ngăn cản sự tiếp xúc của bướm đêm với cây, chúng không tiếp xúc được với trái thì sẽ không thể nào chích được, từ đó các cây Cam có thể được an toàn, chín và chờ ngày thu hoạch. Hơn nữa, với cách trùm Lưới chắn côn trùng sẽ giúp cho Cam chín đều và đạt tiêu chuẩn sạch.

Lưới chống công trùng khi được trùm lên cây sẽ giúp nhiệt độ bên trong luôn ổn định từ 29-30 độ, là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây Cam.

Sử dụng Lưới chống côn trùng không chỉ được áp dụng cho riêng cây Cam mà nó còn có thể áp dụng vào cây Nhãn, Vải, Táo, Mận… đặc biệt là Nhãn, vì Nhãn cũng là loại trái cây ưa thích của loài Bướm đêm (Ngài).

Trùm màng chống côn trùng cho cây cam.
Trùm màng chống côn trùng cho cây Cam.

Hình ảnh trùm lưới chống côn trùng cho cam và thiệt hại của bướm đêm gây ra

Một số cách trùm màng chống côn trùng cho cam

Trùm lưới chống côn trùng cho cam.
Trùm lưới chống côn trùng cho Cam.
Trùm lưới chống côn trùng cho từng cây cam.
Trùm lưới chống côn trùng cho từng cây Cam.
Trùm lưới chống côn trùng cho nguyên vườn cam.
Trùm lưới chống côn trùng cho nguyên vườn Cam.
Bà con đang bảo vệ cam khỏi ngài bằng lưới chống côn trùng.
Bà con đang bảo vệ Cam khỏi Ngài bằng lưới chống côn trùng.
Cam đẹp, chín đều, cho năng suất cao khi dùng lưới chống côn trùng bảo vệ cho cam.
Cam đẹp, chín đều, cho năng suất cao khi dùng lưới chống côn trùng bảo vệ.
lưới chống côn trùng cũng có thể áp dụng cho vườn nhãn, vì nhãn cũng là đối tượng tấn công yêu thích của Bướm đêm
Lưới chống côn trùng cũng có thể áp dụng cho vườn nhãn, vì nhãn cũng là đối tượng tấn công yêu thích của Bướm đêm.

Hậu quả của bướm đêm để lại

Cam bị thối khi bị bướm đêm chích.
Cam bị thối khi bị bướm đêm chích.
Cam bị hư, thâm vì bị tấn công.
Cam bị hư, thâm vì bị tấn công.
Cam rụng hàng loạt khi vào giai đoạn chín, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con.
Cam rụng hàng loạt khi vào giai đoạn chín, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may

Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)

Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)

Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)

Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)

Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ

Dây treo trái cây, Dây giăng giàn

Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân